Thế giới phản ứng sau cái chết của Lưu Hiểu Ba

13/07/2017 (VOA)

Protesters mourn jailed Chinese Nobel Peace laureate Liu Xiaobo during a demonstration outside the Chinese liaison office in Hong Kong, Thursday, July 13, 2017. Officials say China’s most prominent political prisoner, Nobel Peace Prize laureate Liu Xiaobo, has died. He was 61. (AP Photo/Kin Cheung)

Người dân Hồng Kông biểu tình trước Văn phòng Liên lạc Trung Quốc tại Hồng Kông, bày tỏ lòng thương tiếc nhà tranh đấu Trung Quốc Lưu Hiểu Ba qua đời,

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson hôm thứ Năm 13/7 lên tiếng về cái chết của nhà tranh đấu cho nhân quyền Trung Quốc Lưu Hiểu Ba.

“Hôm nay tôi cùng với người dân ở Trung Quốc và trên khắp thế giới để tang Khôi nguyên giải Nobel hòa bình năm 2000 Lưu Hiểu Ba. Ông qua đời trong khi đang thọ án tù lâu năm chỉ vì đã lên tiếng thúc đẩy cải cách dân chủ một cách ôn hòa. Ông Lưu đã cống hiến trọn đời mình ra tranh đấu đểđất nước và nhân loại được tốt đẹp hơn, theo đuổi công lý và tự do.”

Ngoại Trưởng Tillerson nói thêm:

“Tôi xin gửi lời chia buồn sâu sắc đến bà Lưu Hà, vợ ông Lưu Hiểu Ba, và tất cả những người thân yêu của ông. Tôi kêu gọi nhà nước Trung Quốc hãy phóng thích bà Lưu Hà khỏi tình trạng bị quản thúc tại gia, và cho phép bà ra nước ngoài, theo nguyện vọng.

Người đứng đầu Ủy ban Nobel ở Na Uy nói chính quyền Trung Quốc phải “chịu trách nhiệm nặng nề” về cái chết của khôi nguyên Giải Nobel Hòa Bình Lưu Hiểu Ba.

Bà Berit Reiss-Anderssen nói:

“Chúng tôi quan ngại sâu sắc về việc ông Lưu Hiểu Ba không được thuyên chuyển đến một cơ sở y tế nơi ông có thể được điều trị đúng mức trước khi căn bệnh trở nặng không cứu chữa được. Chính phủ Trung Quốc phải chịu trách nhiệm nặng nề về cái chết quá sớm của ông Lưu.”

Ông Lưu, một học giả Trung Quốc sau này trở thành một nhà bất đồng chính kiến, tranh đấu cho dân chủ, qua đời ở tuổi 61, vì bệnh ung thư gan.

Các nhóm bênh vực nhân quyền nhanh chóng lên tiếng ca ngợi những thành tựu và di sản của ông Lưu trong khi kêu gọi cộng đồng quốc tế điều tra cái chết của các nhà hoạt động dân chủ trong thời gian bị cầm tù, và kêu gọi Trung Quốc ngưng đàn áp các nhà hoạt động.

Bà Sophie Richardson, Giám đốc đặc trách Trung Quốc của Tổ chức Human Rights Watch nói:

“Ngay giữa lúc căn bệnh của Lưu Hiểu Ba trở nặng, chính phủ Trung Quốc vẫn tiếp tục cách ly ông với gia đình, đồng thời không cho ông được tự do chọn cách điều trị. Sự kiêu ngạo, sự độc ác, và sự cố chấp của nhà nước Trung Quốc thật sự gây sốc, nhưng sự nghiệp tranh đấu của ông Lưu cho một nước Trung Quốc tôn trọng nhân quyền và dân chủ sẽ tiếp tục.”

Người đứng đầu Tổ chức Nhân quyền LHQ, Hoàng Thân Zeid bin Ra’ad Zeid al-Hussein, bày tỏ “nỗi đau buồn sâu sắc” trước cái chết của ông Lưu Hiểu Ba, nói rằng phong trào nhân quyền đã mất đi một “nhà vô địch kiên định.”

Ông Salil Shetty, Tổng thư ký của Tổ chức Ân xá Quốc tế nói ông Lưu Hiểu Ba đã để lại một di sản vô tận cho Trung Quốc và cho cả thế giới.

https://www.voatiengviet.com/a/the-gioi-phan-ung-sau-cai-chet-cua-luu-hieu-ba/3942869.html

Lưu Hiểu Ba, người được giải Nobel Hòa bình, vừa qua đời

  • BBC 3 giờ trước

Các đường dẫn bên ngoài này sẽ mở ở cửa sổ mới

Ông Lưu Hiểu Ba, người Trung Quốc duy nhất từ trước tới nay được trao giải Nobel Hòa bình, vừa qua đời ở tuổi 61.

Ông Lưu Hiểu Ba là ai?

Ông gần đây được đưa từ nhà tới bệnh viện để điều trị bệnh ung thư.

Ông Lưu bị kết án 11 năm tù vì viết và phát tán trên mạng thư kêu gọi chấm dứt chế độ độc đảng tại Trung Quốc.

Chính phủ các nước phương Tây và các tổ chức nhân quyền trên thế giới đã kêu gọi Bắc Kinh để ông được ra nước ngoài chữa bệnh, nhưng Trung Quốc khước từ.

Ông là một trong những gương mặt chính trong phong trào biểu tình đòi dân chủ tại Quảng trường Thiên An Môn hồi 1989.

Đối với nhiều người ông Lưu Hiểu Ba là một anh hùng nhưng lại là một kẻ xấu trong con mắt của chính phủ đất nước ông.

Chuyện tình Lưu Hiểu Ba

Đức cáo buộc TQ kiểm soát việc điều trị Lưu Hiểu Ba

Lưu Hiểu Ba có thể không qua khỏi?

Nhà hoạt động chính trị, người được tặng giải Nobel Hòa bình năm 2010, được miêu tả là “biểu tượng quan trọng nhất” cho cuộc đấu tranh vì nhân quyền tại Trung Quốc.

Tuy nhiên giới chức trách Trung Quốc miêu tả ông là một tội phạm có mục đích “lật đổ nhà nước”, và đã nhiều lần bỏ tù ông vì những phản đối của ông.

Ông Lưu Hiểu ba, 61 tuổi, từng là giáo sư đại học, được chẩn đoán bị ung thư gan giai đoạn cuối và đã được đưa ra khỏi nà tù để chữa bệnh.

Nổi tiếng với những quan điểm chính trị cứng rắn và những chỉ trích đối với đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Lưu liên tục vận động cho một đất nước Trung Quốc dân chủ và tự do hơn.

Một trong những khoảng khắc có tính quyết định làm nên sự nghiệp hoạt động của ông là trong giai đoạn diễn ra vụ thảm sát tại Quảng trường Thiên An Môn năm 1989.

Là một giáo sư đại học trẻ từ vùng đông bắc Trung Quốc, khi đó ông đang thỉnh giảng tại đại học Columbia ở New York. Ông đã bay về Bắc Kinh để tham gia các cuộc biểu tình của sinh viên mà sau đó đã bị đàn áp đẫm máu khi giới chức trách điều quân đội tới dập tắt các cuộc biểu tình.

Ông Lưu và một số người khác được nhìn nhận là đã cứu vài trăm người biểu tình khi các nhà hoạt động đã thành công trong việc thương thuyết với quân đội cho phép những người này rời khỏi quảng trường an toàn.

Mặc dù được đề nghị cho đi tị nạn ở Úc, ông đã từ chối và chọn ở lại Trung Quốc. Ông sau đó đã bị bắt trong một cuộc đàn áp của chính phủ và được thả năm 1991.

Bản quyền hình ảnhREUTERSImage captionÔng bị chính phủ Trung Quốc coi là tội phạm nhưng lại được phong trào dân chủ coi là anh hùng

Sau khi được ra tù, ông Lưu đã vận động việc thả những người bị cầm tù vì vai trò của họ trong phòng trào dân chủ Thiên An Môn, và chính ông đã bị bắt lại và bị kết án ba năm lao động cải tạo.

Năm 1996, trong khi vẫn đang ở trong tù, ông kết hôn với bà Lưu Hà, người từ đó cũng trở thành mục tiêu của giới chức trách.

Ông tiếp tục các hoạt động đấu tranh thậm chí cả khi giới chức trách ngăn cản ông làm việc trên cương vị là một giảng viên đại học và cấm sách của ông tại Trung Quốc.

Năm 2008, ông và một nhóm trí thức đã giúp soạn thảo ra một cương lĩnh mang tên Hiến chương 08.

Tài liệu này đã kêu gọi một loạt những cải tổ dân chủ ở Trung Quốc bao gồm một Hiến pháp mới và một nền dân chủ tư pháp. Hiến chương cũng gọi các tiếp cận của Đảng Cộng sản Trung Quốc với hiện đại hóa là “một thảm họa”.

Có lẽ đây là giọt nước cuối cùng vào ly nước đã đầy đối với chính phủ Trung Quốc. Hai ngày trước khi Hiến chương được công bố trên mạng, cảnh sát đã tới lục soát nhà ông và bắt ông đi.

Ông bị tạm gia một năm trước khi bị đưa ra tòa. Vào ngày Giáng sinh năm 2009, ông bị kết án 11 năm tù.

Giải Nobel Hòa bình gây tranh cãi

Năm sau, ông Lưu được tặng giải Nobel Hòa bình và được những người trao giải ca ngợi vì “cuộc đấu tranh lâu dài bất bạo động” của ông.

Trung Quốc đã có phản ứng đầy giận dữ. Ông Lưu đã khôgn đuợc phép dự lễ nhận giải và truyền thông thế giới đã đưa tin với bức ảnh chiếc ghế dành cho người nhận giải bị bỏ trống.

Trong bao lâu sau khi được tặng giải thưởng này, bà Lưu Hà, vợ ông, cũng bị quản thúc tại gia, bị cách biệt không được nhận những trợ giúp của gia đình và những người ủng hộ. Giới chức trách Trung Quốc không bao giờ giải thích tại sao họ lại giới hạn việc đi lại của bà.

Bản quyền hình ảnhEPAImage captionÔng Lưu Hiểu Ba được thả khỏi nhà tù vì lý do nhân đạo

Tới ngày 23 tháng Năm năm 2017, khi còn ba năm tù, ông Lưu bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư gan và được đưa ra điều trị tại một bệnh vện ở tỉnh Thẩm Dương ở đông bắc Trung Quốc.

Mặc dù bị tù đày nhiều lần, ông Lưu vẫn luôn hy vọng có một nước Trung Quốc dân chủ.

“Tôi vẫn luôn mạnh mẽ tin rằng những tiến bị chính trị của Trung Quốc sẽ không ngừng lại và tôi với niềm lạc quan sâu sắc, mong muốn được thấy một đất nước Trung Quốc tự do trong tương lai,” ông nói trong một tuyên bố được đưa ra sau phiên tòa xử ông hồi năm 2009.”

“Vì không có thế lực nào có thể ngăn chặn được đòi hỏi của con người được có tự do và Trung Quốc cuối cùng sẽ trở thành một quốc gia được điều hành bởi luật pháp, nơi nhân quyền là trên hết.”

Print Friendly, PDF & Email

1 thought on “Nhà tranh đấu nhân quyền Lưu Hiểu Ba qua đời: thế giới phản ứng

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Name

Time limit is exhausted. Please reload the CAPTCHA.