Sáng ngày 13-4-2016 công an P4 Q6 đánh dân bán hàng rong sỉu ngoài chợ Bình Tiên.

Nạn nhân là anh Phạm Thiện Minh Phong, 27 tuổi, một thanh niên chạy xe ba gác bán ổi tại khu vực chợ.
Một nhân chứng kể lại: “Anh công an đã dùng tay đấm lên đầu người bán hàng rong khiến nón kết rơi ra. Sau đó, công an này dùng chân trái đá trúng mặt nạn nhân. Bị trúng đòn hiểm, thanh niên bước xuống xe ôm mặt kêu cứu thì bị người này nắm cổ áo lên gối, quật ngã đập đầu xuống đường bất tỉnh”
Anh Phong sau đó được người nhà đưa vào bệnh viện quận 6 cấp cứu, chiều cùng ngày thì phải chuyển lên Bệnh viện 115.
Báo Pháp luật TP.HCM dẫn lời người nhà anh Phong cho biết anh bị chấn thương sọ não, xuất huyết não.

Gia đình người bán rong bị CA đánh không chấp nhận lời xin lỗi

15-4-2016

Anh Phạm Thiện Minh Phong
Anh Phạm Thiện Minh Phong (SN 1989, ngụ Q.5, TPHCM, người bán hàng rong bị thượng sĩ công an Lương Việt Hà đánh trọng thương)

Gia đình người bán hàng rong bị công an P.4, Q.5 đánh trọng thương cho biết, đã nhận được lời xin lỗi. Tuy nhiên, gia đình không chấp nhận lời xin lỗi này. Vì sao?

Người bị công an quật ngã ở Sài Gòn xuất huyết não
Tạm đình chỉ cảnh sát quật ngã người bán hàng rong
Đánh người bán rong xuất huyết não, Thượng sĩ Công an nói gì?
Trung tá công an thông tin vụ cấp dưới đánh người bán rong ngất xỉu giữa đường

Bác sĩ: Chúng tôi không tiên lượng trước điều gì

Anh Phạm Thiện Minh Phong (SN 1989, ngụ Q.5, TPHCM, người bán hàng rong bị thượng sĩ công an Lương Việt Hà đánh trọng thương) dường như đã nhớ lại toàn bộ sự việc.

Anh chia sẻ: “Khi đang bán thì có 2 anh công an đến xử lý. Lúc đầu tôi năn nỉ, không được thì đẩy tay anh công an ra để dẫn xe đi, thì bị anh ta đánh, quật ngã xuống đường”.

Sáng nay 15/4/2016, tại bệnh viện, anh Phong được làm các xét nghiệm tổng quát, chụp CT đầu, chụp X-Quang,… khi có kết quả các bác sĩ tại đây sẽ quyết định có phải phẫu thuật hay không.

Bác sĩ Nguyễn Văn Tuấn – Phó khoa Ngoại thần kinh tại Bệnh viện 115 cho biết:

“Hiện bệnh nhân Phong bị chấn thương sọ não, xuất huyết não bán cầu phải. Bệnh nhân đã tỉnh nhưng còn đau nhiều nơi, chúng tôi đang theo dõi động kinh cho anh Phong. Chúng tôi cũng không thể tiên lượng trước được điều gì”.

Theo bác sĩ, anh Phong hiện chấn thương vai, lưng, phần bên trái đầu sưng to cần được theo dõi thêm.

Chị Nguyễn Ngọc Thúy
Chị Nguyễn Ngọc Thúy (SN 1991, vợ anh Phong) ngồi chờ đến giờ thăm nuôi anh Phong để vào trong

Chị Nguyễn Ngọc Thúy (SN 1991, vợ anh Phong) cho biết:

“Anh Lương Việt Hà đã đến gặp tôi xin lỗi, nói rằng đây là vụ việc đáng tiếc và anh không muốn như vậy. Anh cũng đã thanh toán viện phí từ BV Q.6 đến BV 115. Tôi không thể chấp nhận lời xin lỗi của anh, chồng tôi đang nằm đó, con tôi giờ không biết gửi cho ai”.

Cũng theo chị Thúy, ngoài việc đến thăm hỏi, chi trả viện phí thì anh Hà còn gửi thêm cho chị 600.000 đồng để chi tiêu tại bệnh viện. Mặc dù hiện tại chị đang gặp rất nhiều khó khăn về chi phí nhưng chị không dùng đến và sẽ trả lại cho anh trong lần gặp sau.

Ông Phạm Thiện Nhân (50 tuổi, cha ruột anh Phong) cho biết: “Tôi cũng không chấp nhận lời xin lỗi của anh công an gây ra vụ việc. Nếu con tôi vi phạm, pháp luật cũng nên xử lý, và đối với anh Lương Việt Hà cũng vậy, tội ai người ấy chịu, cứ theo pháp luật mà giải quyết”.

Luật sư: Không thể cứ vi phạm là sử dụng vũ lực

Luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn luật sư TPHCM) cho biết:

“Hành vi anh bán hàng rong trong clip là có chống trả nhưng chỉ hất tay thôi không tương xứng với hành vi anh công an dùng vũ lực mạnh anh hàng rong. Hành động như vậy là vượt quá phạm vi cho phép. Vì vậy không thể cứ vi phạm là dùng vũ lực”.

Luật sư Hùng cũng chia sẻ thêm vũ lực chỉ dùng cho trấn áp tội phạm hình sự khi họ không chấp hành mệnh lệnh và có hành vi quyết liệt chống đối.

Ở đây người bán hàng rong đã vi phạm việc sử dụng lòng – lề đường, hè phố trái phép. Thế nhưng dù người xử lý có thể áp dụng các biện pháp ngăn chặn như: phạt hành chính; tạm giữ người; áp giải đối người vi phạm.

Khi xử lý người bán hàng rong ở lòng lề đường ở chợ, nếu xét thấy người dân sai phạm phải có hình thức nhắc nhở phù hợp hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng – 3 triệu đồng tùy theo mức độ vi phạm, số lần vi phạm.

Về việc anh công an này đã dùng vũ lực mạnh đối với anh Phong thì là sai. Và tùy tính chất hành vi, mức độ mà có thể bị xử lý kỷ luật theo điều lệ ngành, bị xử phạt vi phạm hành chính, bồi thường thiệt hại cho anh Phong.

Trường hợp tỉ lệ thương tích của anh Phong là từ 11% đến 30% thì người thực hiện bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm, theo Bộ luật Hình sự.

Riêng về hình thức xử lý kỷ luật thì tùy tính chất anh công an này gây ra là nặng hay nhẹ thì có thể bị xử lý kỷ luật từ khiển trách, cảnh cáo,… thậm chí là bị buộc thôi việc.

CÔNG AN HAY XÃ HỘI ĐEN ??

Báo trong nước mô tả thượng sĩ Hà đã tác động mạnh khiến anh Phong ngã xuống đường nằm bất động

Hôm 16/4, vợ của người bán hàng rong bị công an đánh tại quận 6, thành phố Hồ Chí Minh nói với BBC rằng vụ việc xảy ra do chồng bà ‘không chịu nộp 700.000 đồng tiền bảo kê mỗi tháng’.

Bị công an ‘đánh vì 700.000 đồng’?

16-4-2016

Hôm 16/4, vợ của người bán hàng rong bị công an đánh tại quận 6, thành phố Hồ Chí Minh nói với BBC rằng vụ việc xảy ra do chồng bà ‘không chịu nộp 700.000 đồng tiền bảo kê mỗi tháng’.

Thượng sỹ Lương Việt Hà là người xuất hiện trong video clip đánh ông Phạm Thiện Minh Phong, 28 tuổi, người bán hàng rong tại khu vực chợ Bình Tiên, (đường Phạm Phú Thứ, phường 4, quận 6) khiến nạn nhân phải nhập viện vì “xuất huyết màng não bán cầu ở bên phải”.

Hôm 15/4, báo trong nước đưa tin ông Hà “đã bị tạm đình chỉ công tác để xác minh”.

Đại tá Nguyễn Sỹ Quang được Tuổi Trẻ hôm 15/4 dẫn lời: “Hành xử của Thượng sỹ Hà trong đoạn video là không đúng quy tắc ứng xử và điều lệnh của ngành. Công an TP. Hồ Chí Minh sẽ xử lý nghiêm, sai đến đâu xử lý đến đó”.

Khởi kiện?

Trả lời BBC qua điện thoại hôm 16/04, bà Nguyễn Ngọc Thúy, vợ ông Phong, nói: “Chồng tôi đi nghĩa vụ quân sự về, nhất quyết không đóng 700.000 đồng mỗi tháng như những người khác để được yên ổn bán rong”.

“Bán trái cây mỗi tháng thu nhập chỉ vài triệu đồng, đóng 700.000 đồng thì còn đâu ra để lo tiền thuê nhà, tiền học cho con?”.

Bà Thúy nói thêm, hai tháng trước, vì không đóng ‘hụi chết’, chồng bà bị thu chiếc xe lôi và mới dành dụm mua lại chiếc xe mới với giá 1,5 triệu đồng (xuất hiện trong đoạn clip).

Bà cũng cho hay: “Thượng sĩ Hà và mẹ có đến gặp vợ chồng tôi để nhận trách nhiệm vụ hành hung, xin bỏ qua và trả viện phí cho chồng tôi tại Bệnh viện 115. Hiện chồng tôi vẫn bị đau ở cổ và cột sống. Chồng tôi nói không thể bỏ qua vì ông Hà có thể tái diễn việc hành hung những người dân khác”.

Bà nói gia đình đang suy tính việc kiện Thượng sỹ Hà ra tòa.

CA bat hang rong

 

Print Friendly, PDF & Email