Nếu chục năm qua, rất nhiều công ty thực phẩm sạch không phá sản, mà làm ăn phát đạt, thì người Việt đâu phải chịu hoang mang đến đỉnh điểm?!

h1

1. Bộ trưởng ăn gì?

Bên hành hành lang Hội thảo đầu tư nông nghiệp trong thời TPP do CafeF tổ chức, tôi hỏi cựu bộ trưởng thương mại Trương Đình Tuyển:

“Hơn 12 năm trước, chú phát biểu ở Quốc hội rằng: Gia đình chú cũng cắp rổ đi chợ mua thực phẩm như tất cả người dân bình thường khác. Bây giờ, khi người ta đang sợ hãi thực phẩm bẩn cùng cực, điều đó có thay đổi?”

Ông Tuyển trả lời: “Vẫn thế thôi.

Nếu chúng ta vẫn tiếp tục sản xuất thực phẩm bẩn như hiện nay, nông nghiệp của chúng ta sẽ lâm nguy.

Người tiêu dùng Việt Nam hiện nay, có rất ít lựa chọn. Họ rất khó biết thực phẩm nào là sạch, là bẩn. Vì vậy, khi hàng nông sản chất lượng cao của nước ngoài tràn vào với giá cả hợp lý, họ tự khắc quay sang hàng ngoại.

Giá đùi gà Mỹ ở siêu thị Việt Nam chỉ có vài chục ngàn đồng/kg, như vừa rồi, thì người tiêu dùng sẽ chọn gà Mỹ hay gà Việt không rõ chất lượng?

Vì vậy, nếu nhà nước và ngay cả người nông dân, không thay đổi tư duy để làm sạch, thì rất khó cứu vãn”.

Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát cũng “nói riêng” rằng gia đình ông cũng “ăn cơm bệnh viện, ăn uống, đi chợ như một người dân bình thường” và cũng có người bị ung thư nên ông

Ngay cả Bộ trưởng cũng khó lựa chọn thực phẩm, thì hàng triệu người dân bình thường sẽ lựa chọn thế nào?

Đây cũng là vấn đề khiến nhiều người kết tội: Truyền thông có phải đang gây hoang mang một cách vô ích cho người Việt?

Truyền thông chỉ biết gây ra nỗi sợ chứ chẳng có giải pháp gì giúp người dân ăn uống sạch! Ăn bẩn thì còn lâu mới chết, còn không ăn thì sẽ chết ngay lập tức.

Thậm chí, nhiều người đã bắt đầu lớn tiếng: Đằng sau những nỗ lực chống thực phẩm bẩn là… lợi ích nhóm của những cty làm thực phẩm sạch.

h2

2. “Hoang mang hộ” và “hoang mang chém gió”

Có bốn kiểu người hoang mang trước cơn bão thực phẩm bẩn.

Kiểu người thứ nhất “hoang mang một cách tích cực”. Ngay sau khi biết sợ hãi thực phẩm bẩn, họ không chịu ngồi yên, mà sốt sắng tìm kiếm thông tin về những nơi có thể mua thực phẩm sạch.

Họ đặt hàng bà con ở quê. Họ tự trồng rau sạch trên ban công và sân thượng nhà mình. Họ hưởng thành quả của chính mình, chứ không chờ quả sung may mắn nào đó rơi vào miệng.

Kiểu người thứ hai là “hoang mang chém gió”. Họ chả làm gì cả để mình được ăn sạch, uống sạch. Họ không chịu hiểu rằng: Thực phẩm sạch không có chân, chẳng thể tự bò đến cái miệng khó tính của họ.

Họ ngồi một chỗ chém gió và lên án cả chính quyền lẫn truyền thông, lẫn người sản xuất thực phẩm bẩn.

Kiểu người thứ ba là “hoang mang hộ người khác”. Họ lo rằng nông dân sẽ tổn thương. Họ lo rằng người tiêu dùng sẽ nhịn đói mà chết. Họ lo rằng “nếu truyền thông cứ ra rả thực phẩm bẩn thế này thì xuất khẩu nông sản ra sao”.

Kiểu lo này rất giống với những người đã rất lo lắng khi CA.TPHCM phát tờ rơi cảnh báo cướp giật cho du khách: “Làm thế thì du khách nào còn dám đến Việt Nam”.

Khi lo hộ ngành du lịch, họ có biết, rất nhiều nước văn minh cũng đang cảnh báo như thế? Họ có biết, nếu không được cảnh báo, du khách sẽ còn phẫn nộ hơn nhiều khi bất thình lình bị cướp?

Khi lo hộ nông sản xuất khẩu, họ có biết, việc giấu nhẹm thông tin khiến cho người dân có “điều kiện” làm ăn nhập nhèm, mới là mối họa lớn cho xuất khẩu.

Chỉ cần vài lô hàng nhập nhèm về dư lượng kháng sinh và thuốc bảo vệ thực vật, đã có thể giết chết cả một lĩnh vực xuất khẩu.

Căn bệnh lo hộ của những người này, đã được TS Trần Đăng Tuấn chỉ rõ: .

Họ nghĩ rằng, đại bộ phận người dân “không biết gì ngoài việc hoang mang”. Họ quên rằng, người dân, thời nào cũng vậy, ý thức tự cứu mình dường như đã trở thành bản năng sinh tồn.

Kiểu người hoang mang cuối cùng là người thích “thuyết âm mưu”. Họ không giúp bất cứ điều gì cho cuộc chiến cam go này, nhưng luôn nghĩ, đằng sau các nỗ lực chống thực phẩm bẩn này, là lợi ích nhóm của các cty thực phẩm sạch.

Họ kêu gào truyền thông chỉ ra những địa chỉ bán thực phẩm sạch, nhưng nếu báo nào đó nêu ra những địa chỉ này, chắc chắn họ sẽ gào lên kết tội báo đó PR trá hình, là sân sau của các cty nọ.

Vì biết rõ kiểu người này, nên trong rất nhiều bài viết về thực phẩm bẩn, tôi không nhắc một dòng nào tới cty X, Y, Z, dù tôi biết xã hội cần gắn huân chương cho những người tiên phong để người Việt được ăn sạch, chứ không chỉ là vài dòng ca ngợi trên báo.

Để làm thực phẩm sạch thực sự, lương tâm người làm phải sạch.

h3

Tôi biết, một người chủ của đơn vị làm thực phẩm sạch uy tín hiện nay quan niệm rằng: Lý do quan trọng để vị này làm thực phẩm sạch, là để tri ân với người Việt đã giúp người ấy thành công.

Người chủ ấy bảo, nhìn người Việt phải ăn bẩn mà thấy đau đớn.

Trước khi tung ra sản phẩm sạch, người chủ này cho nhân viên đi chợ khảo giá tất cả sản phẩm cùng loại và quyết định: Bán giá thực phẩm sạch tương đương với giá thực phẩm trôi nổi về chất lượng. Lợi nhuận không phải là tất cả!

Khi ai đó cáo buộc “lợi ích nhóm”, hãy nhớ một điều: Những công ty làm thực phẩm sạch có sống khỏe thì hàng triệu người Việt mới có thể sống khỏe.

Nếu chục năm qua, rất nhiều công ty thực phẩm sạch không phá sản, mà làm ăn phát đạt, thì người Việt đâu phải chịu hoang mang đến đỉnh điểm?!

3. Sợ hãi, thức tỉnh và thay đổi

Tôi muốn quay trở lại câu nói của cựu Bộ trưởng Trương Đình Tuyển:

Bàn tay của nhà nước, của cơ chế là hành lang tối quan trọng giúp người nông dân làm ăn đàng hoàng, có cơ hội vươn lên. Sự mở đường của Khoán 10 là minh chứng rõ nét nhất.

Nhưng ngược lại phải đặt câu hỏi: Trong cơ chế thị trường sôi động từng ngày, người nông dân sẽ đứng im chờ nhà nước, hay phải biết cách vận động?

Năm 1987, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đã nói với văn nghệ sĩ

Câu nói ấy trở thành phương châm không chỉ của giới văn nghệ mà còn của những người biết vận động một cách có trách nhiệm.

Người nông dân hay bất cứ ai đó, không thể chỉ nằm im há miệng chờ sự giúp đỡ của nhà nước. Họ cũng phải vận động để ít nhất trong chính làng của họ, xã của họ biết họ sản xuất và tiêu dùng thực phẩm sạch.

h4
Một mô hình sản xuất rau an toàn được phổ biến tại nhiều địa phương trong thời gian qua.

Những năm qua, các cơ quan chức năng đã mở nhiều chục ngàn lớp tập huấn sản xuất rau an toàn, tại sao rau bẩn vẫn hoành hành?

Câu trả lời không khó: Rất nhiều người nông dân vẫn chưa biết sợ, chưa thức tỉnh hoặc chưa chủ động tìm cách cứu mình.

Nếu người nông dân sản xuất thực phẩm bẩn, không hề cảm thấy hoang mang là một ngày nào đó mình sẽ không bán được hàng kém chất lượng, thì họ sẽ vẫn làm theo lối cũ.

Nếu người nông dân không thức tỉnh rằng dù họ được ăn rau an toàn ở luống trồng cho nhà mình, nhưng lại phải mua thịt cá độc hại của nhà khác, thì họ vẫn sẽ trồng và những thứ độc hại.

đã có một ý rất hay khi nói về việc người nông dân phải thay đổi:

“TPP rồi, người nông dân cũng phải thay đổi. Muốn có sữa chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế, thì người nông dân không thể nuôi 1-2 con bò theo phương thức cũ.

Họ phải gia tăng đàn bò để có thể sắm những máy móc hiện đại như máy cảnh báo sớm viêm vú. Không có máy này, khi bò viêm vú, mủ và sữa sẽ được vắt cùng nhau.

Nếu họ không có năng lực tài chính để tăng đàn bò, đầu tư máy móc hiện đại, thì họ phải tính cách góp bò, góp nhân công để trở thành một thành viên trong một trang trại bò sữa hàng đầu.

Ai vỗ về họ là cứ làm như hiện nay đi, không việc gì phải thay đổi đâu, là người đó đang làm hại họ”.

Ở nhiều vùng quê, nhiều hộ nông dân đang thay đổi: Họ sản xuất thực phẩm sạch và đang sống khỏe.

Rau sạch họ trồng không chỉ bán cho người làng mà còn trở thành nơi cung cấp tin cậy cho con em người làng ở thành thị. Rượu nấu sạch và lợn nuôi sạch của họ luôn đắt hàng bởi khách thành thị về chung nhau mổ chung.

Những hộ này không bao giờ bị tổn thương và hoang mang, trái lại họ ngày càng phát triển.

Với những nông dân bất chấp sức khỏe của đồng loại, thì sự hoang mang là cực kỳ cần thiết.

Ở Việt Nam, có một từ mà người ta hay dùng để miêu tả về tình trạng “đầu voi đuôi chuột”, “nói rồi để đấy” hoặc ém nhẹm đi trong việc xử lý những vấn đề nóng, đó là “chìm xuồng”.

“Chìm xuồng” sẽ luôn xảy ra khi dư luận và sức ép xã hội chưa đủ lớn, khi người ta nhanh quên và nửa vời.

Nếu không có sự sợ hãi, dẫn đến đòi hỏi phải thay đổi của toàn xã hội, liệu các phiên chất vấn của QH có nóng đến như thế về thực phẩm bẩn?

Nếu sự sợ hãi không lên đến đỉnh điểm, liệu các tư lệnh ngành như Bộ trưởng Phát có cam kết quyết liệt như thế trong việc ngăn chặn và phát hiện thực phẩm bẩn?

Nếu không hoang mang, liệu nhiều người dân có tự tìm cách tạo ra rau sạch cho mình?

Hãy đồng hành và cảm ơn truyền thông vì nó đã góp những cơn gió đầu tiên cho cơn bão quét sạch thực phẩm bẩn.

Đừng để nhiều người phải thốt lên như một comment ngày hôm qua: “Ngạc nhiên chưa! Họ bắt đầu lên án truyền thông chống thực phẩm bẩn”.

Print Friendly, PDF & Email