12-4-2016

Nó cho thấy rằng, cơ quan chức năng không dễ gì buộc báo chí phải đưa tin 1 chiều theo ý mình.
Sau khi được phỏng vấn, cấp trên của trung uý Bắc, lãnh đạo công an phường và công an quận đưa ra những lý do bênh vực như: kiểm tra do có tin báo mất trật tự, không có chuyện nhổ nước bọt.
Tin tức này nhanh chóng được 1 bộ phận báo chí đưa lên gây dư luận trái chiều. Nhưng ngay sau đó, một số báo vẫn tiếp tục truy tìm sự thật, phỏng vấn tất cả những người có liên quan và chỉ rõ, hành vi của Trung uý Bắc là không đúng, bao che cũng không đúng.
Mặt khác, nó cũng cho thấy sức mạnh của mạng xã hội ngày càng lớn. Người dân đã biết dùng Facebook để “kiện” vượt cấp với những Tâm thư trên Facebook gửi tới tướng Chung, tới Bí thư Đinh La Thăng, tới lãnh đạo nhiều cơ quan quản lý nhà nước khác.
Nếu clip nhổ nước bọt trên chỉ mang đến công an phường để khiếu nại thì không khác gì con kiến kiện củ khoai. Nhưng khi đưa lên mạng xã hội thì nó lại có một kết cục khác.
Mạng xã hội đang góp phần gián tiếp vào việc giám sát các hoạt động của cơ quan công quyền, cơ quan chức năng. Bởi với một chiếc điện thoại và tài khoản Facebook, mỗi người dân có thể dễ dàng thể hiện bức xúc với những thứ trái khoáy, sách nhiễu.
Mạng xã hội giúp thông tin truyền tới nhiều người hơn và quan trọng là nó tới được với báo chí, trở thành 1 nguồn tin đáng giá để báo chí thực hiện chức năng phản ánh của mình.
Đời sống báo chí đến nay đã không thể tách rời được mạng xã hội. Do đó, mỗi nhà báo cần phải là 1 người truyền tin, một sứ giả cho tờ báo của mình cũng như là 1 kênh thu nhận thông tin từ mạng xã hội.