Washington Post – By Simon Denyer, Emily Rauhala 12 tháng 7 lúc 07:41

(Ban Báo Chí/HĐLKQNHN phỏng dịch)

BẮC KINH – Tòa án trọng tài quốc tế (PCA) phán quyết hôm thứ Ba rằng không có cơ sở pháp lý nào cho Trung Quốc đòi chủ quyền lịch sử đối với Biển Đông. Phán quyết này là một đòn mạnh giáng lên Bắc Kinh.

Tòa án Thường trực Trọng tài ở La Hague cũng phán quyết rằng Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Philippines khi xây dựng các hòn đảo nhân tạo, gây “tổn hại vĩnh viễn không thể khắc phục cho hệ sinh thái của rạn san hô.”

Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố sẽ không chấp nhận, không công nhận và cũng không thực hiện các phán quyết về Biển Đông, nơi có tuyến đường biển nhộn nhịp nhất thế giới hiện đang có những tranh chấp sôi nổi.

Bộ Ngoại giao (TQ) “long trọng tuyên bố rằng phán quyết đó vô giá trị và không có hiệu lực ràng buộc,” và nói rằng “quyền chủ quyền và lãnh hải lãnh thổ của Trung Quốc cũng như lợi ích ở Biển Đông  trong mọi trường hợp không bị ảnh hưởng bởi những phán quyết.”

Tuy nhiên, bản phán quyết ủng hộ mạnh mẽ lập trường của Philippines và đối kháng lại Trung Quốc, làm suy yếu những tuyên bố của Bắc Kinh về chủ quyền trong cái gọi là “đường chín đoạn,” mà họ đã vẽ ra trên hầu hết diện tích Biển Đông.

Bộ trưởng Ngoại Giao Philippines, ông Perfecto Yasay, đã hoan nghênh phán quyết này, gọi đó là một “cột mốc”, và kêu gọi “sự kiềm chế và tỉnh táo” của tất cả các bên có liên quan.

Ông Richard Javad Heydarian, một giáo sư trợ lý khoa học chính trị tại Đại học De La Salle ở Manila cho biết “Bản phán quyết là viễn cảnh tốt nhất mà rất ít người có thể nghĩ đến”.2300southchina07xx2300southchina07xx

“Đó là một quá trình hoàn toàn làm sáng tỏ cho Philippines khi tòa án bác bỏ đường chín đoạn lịch sử và lời tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc cũng như chỉ trích các hoạt động ráo riết của TQ trong khu vực, và trong số những lãnh vực khác, gây thiệt hại về sinh thái…”

Tại Nhóm Nghiên Cứu Khủng hoảng Quốc tế, nhà phân tích cao cấp của Trung Quốc, Bà Yanmei Xie gọi bản án là “bất lợi cho Trung Quốc.”. “Nó giới hạn đáng kể khu vực hải phận mà Trung Quốc có thể đòi chủ quyền một cách hợp pháp, và do đó, nhiều hoạt động của Trung Quốc (tại Biển Đông) là bất hợp pháp,” .

2300southchina07xx2300southchina07xx

(Trung Quốc đã bảo vệ chủ quyền một số đảo ở Biển Đông, xây dựng căn cứ không quân trên giải nhỏ của đất trong khi cài đặt các bệ phóng tên lửa radar và mạnh mẽ. Đây là lý do tại sao. (Jason Aldag, Julie Vitkovskaya / The Washington Post / vệ tinh hình ảnh của CSIS)

Tại Washington, Bà Bonnie Glaser, cố vấn cao cấp cho Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế tại châu Á, cho biết Philippines đã giành “thắng lợi lớn”, với phán quyết có lợi trên hầu hết mọi điểm. “Phản ứng của Trung Quốc có thể sẽ vô cùng khó khăn. Hãy siết chặt dây an toàn lại, “bà nói.

Tại Trung Quốc, Ông Chen Xiangmiao, một nhà trợ lý nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Biển Đông, cho biết quyết định, đặc biệt là trên đường chín đoạn, “hoàn toàn làm tôi ngạc nhiên.” . “Các đường chín gạch là nền tảng căn bàn yêu sách của Trung Quốc đối với hoạt động chủ quyền ở Biển Đông đã bị phá vỡ với phán quyết này,” ông nói. “Nếu không có nền tảng đó, Trung Quốc sẽ có ít vùng lãnh hải để đòi chủ quyền của mình ở Biển Đông. Tuy nhiên, thật khó nói phán quyết sẽ kiềm chế được bao nhiêu các phản ứng từ phía chính phủ Trung Quốc. ”

Philippines đã đưa Trung Quốc ra Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) tại Hague tháng Giêng năm 2013 sau khi hải quân Trung Quốc chiếm bãi cạn Scarborough Shoal, một chuỗi phần lớn ngập nước có rạn san hô và đá ngầm nằm trong ngư trường phong phú ngoài khơi đảo chính Luzon của Philippine.

Phán quyết này có thể thổi bùng căng thẳng trong khu vực dẫn đến nhiều cọ sát giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.

Hoa Kỳ dẫn đầu các cuộc lên tiếng kêu gọi quốc tế đòi Trung Quốc phải tôn trọng quyết định của tòa án, vấn đề này đã trở thành một thử nghiệm quan trọng khả năng của mình (Hoa Kỳ) để duy trì vai trò chủ đạo trong nền an ninh châu Á đối đầu với sức mạnh đang lên của Trung Quốc.

Bắc Kinh từ chối tham gia vào quá trình trọng tài của tòa án, thay vào đó đã tung ra chiến dịch tuyên truyền toàn cầu cho trường hợp của mình. Ngoại trưởng TQ Wang Yi đã nói với người đồng nhiệm John Kerry của Hoa Kỳ tuần trước rằng quá trình này là một “trò hề”, đừng có ảo tưởng rằng Trung Quốc sẽ cúi đầu chấp nhận phán quyết trước áp lực ngoại giao.

Khoảng 5 nghìn tỷ USD thương mại, một phần ba mậu dịch toàn cầu, di chuyển qua vùng biển Đông (biển Nam Trung Quốc) mỗi năm, trong khi lượng hải sản chiếm 12 phần trăm tổng sản lượng toàn cầu và trữ lượng dầu và khí đốt được cho là tồn tại dưới lòng biển. Vùng biển này tạo ra tranh chấp quyết liệt nhất trên thế giới, với những  tuyên bố chủ quyền đến từ các nước khác nhau như Brunei, Trung Quốc, Malaysia, Philippines, Việt Nam và Đài Loan.

Đường chín gạch (đường lưỡi bò) của Trung Quốc, xuất hiện lần đầu tiên trên bản đồ năm 1947, bao gồm phần lớn Biển Đông, và Bắc Kinh sử dụng để tuyên bố chủ quyền trên hầu như tất cả các đảo, rạn san hô và đá trên biển.

Bắc Kinh nói rằng chủ quyền này đã có từ lịch sử hàng ngàn năm và “không thể tranh cãi.” Trong hai năm qua họ đã thực hiện quá trình “cải tạo đất” lớn trên biển, biến bảy rạn san hô và đá ngầm thành tiền đồn quân sự mới, một số sân bay và lắp đặt các giàn radar mới.

Nhưng tòa án đã đồng ý với  sự trình bày của Philippines rằng tất cả những vật thể ở vùng này không có tính năng của các đảo (thiên nhiên) – theo như định nghĩa của Công ước 1982 của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS). Chỉ có những đảo tự nhiên (chứ không phải là đảo nhân tạo) có thể duy trì sự sống của người sẽ hội đủ điều kiện cho 12 hải lý lãnh hải và vùng 200 hải lý đặc quyền kinh tế (EEZ) theo UNCLOS.

Nói cách khác, các phán quyết quyết liệt (của tòa án) làm suy yếu những lời tuyên bố của Trung Quốc đối với các vùng biển xung quanh các căn cứ đảo đang trong quá trình xây dựng.

Tòa án phán quyết rằng “một số vùng biển nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines không bị chồng chéo với bất cứ vùng chủ quyền có thể nào của Trung Quốc.” Tòa án cũng cho rằng Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Philippines bằng cách can thiệp các hoạt động ngư nghiệp và thăm dò dầu khí, xây dựng các đảo nhân tạo và không ngăn chặn ngư dân Trung Quốc đánh bắt cá ở đó.

Tòa án cũng phán quyết rằng chính quyền Trung Quốc đã biết ngư dân Trung Quốc đã “đánh bắt các loài có nguy cơ tuyệt chủng như rùa biển, san hô và các loài trai khổng lồ trên một quy mô đáng kể” ở Biển Đông mà Trung Quốc đã không hoàn thành nghĩa vụ (bảo vệ) theo Luật Biển ngăn chặn các hoạt động như vậy.

Trung Quốc nói rằng tòa án thiếu thẩm quyền trên các đòi hỏi khác nhau của Manila, và cho rằng họ (tòa án) đã lạm dụng quyền hạn của mình.

Tại Washington tuần trước, cựu quan chức cấp cao Đới Bỉnh Quốc (của TC) chế nhạo phán quyết “chỉ là một mảnh giấy lộn,” một điệp khúc lặp đi lặp lại bởi phương tiện truyền thông nhà nước TC ở đây. Trung Quốc cũng lập luận rằng trước đó Philippines đã đồng ý giải quyết song phương các tranh chấp.

Nhưng lập luận pháp lý của TC bị suy yếu bởi một điều khoản quan trọng của UNCLOS, theo đó tòa án một mình có thể phán quyết nếu có thẩm quyền các vấn đề liên hệ. Vào tháng Mười năm ngoái, tòa án đã quyết định thực sự có thẩm quyền trên một số vấn đề do Manila đưa ra. Quyết định của tòa án có tính ràng buộc pháp lý, nhưng nó thiếu cơ chế để thực thi phán quyết của mình.

Việc từ chối phán quyết này, Bắc Kinh chắc chắn không phải chỉ một mình. Không có thành viên thường trực nào của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã tuân thủ phán quyết của PCA về Luật Biển, Ông Graham Allison giám đốc Trung tâm Belfer của Trường Harvard Kennedy Khoa học và quốc tế giao nói như vậy. “Trong thực tế, không ai trong số năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã từng chấp nhận phán quyết của tòa án quốc tế khi (theo quan điểm của họ) nếu nó xâm phạm đến chủ quyền của mình hoặc lợi ích an ninh quốc gia”, Allison đã viết trong The Diplomat.

Hoa Kỳ không phê chuẩn UNCLOS và đã bác bỏ phán quyết năm 1986 của Tòa án Công lý Quốc tế ra lệnh trả tiền bồi thường cho Nicaragua khi HK khai thác bờ biển của nước này, ông lưu ý.

Tuy nhiên, trường hợp này là một dấu hiệu quan trọng cho ước vọng của Trung Quốc về trình tự luật pháp quốc tế cho sự phát triển, và là dấu hiệu của những quyền lực toàn cầu mà BK muốn có ảnh hưởng.

“Đây là một bản cáo trạng ngoạn mục cho vị trí của Trung Quốc ở Biển Đông”, ông David Welch, CIGI Chủ tịch an ninh toàn cầu tại Trường Balsillie Quan hệ Quốc tế, tại Waterloo, Ontario cho biết. “Sẽ rất khó khăn đối với Bắc Kinh để cho rằng kết luận của tòa án không quan trọng về mặt pháp lý, về chính trị, hoặc về mặt thực tế. Những phản ứng của Trung Quốc trong những ngày và tuần lễ sắp tới sẽ xác định vị thế quốc tế của họ trong nhiều thập kỷ tới”.

Các nhà phân tích cho biết bất chấp những nỗ lực của BK nhằm bác bỏ và bêu xấu quá trình (pháp lý) này, Bắc Kinh sẽ không thể xem thường những kết quả (của tòa án nói trên).

Những gì sẽ xảy ra kế tiếp tùy thuộc vào phản ứng của các tác nhân chủ chốt khác nhau trong vùng gồm Philippines, Hoa Kỳ, cũng như Việt Nam.

Hoa Kỳ đã tiến hành một số cuộc tập trận trong vùng biển Đông với lý do bảo vệ “tự do hàng hải”, đưa tàu chiến vào trong vùng 12 hải lý của các đảo, rạn san hô và đá hiện kiểm soát bởi Trung Quốc và các bên tranh chấp khác. HK cũng tái lập quan hệ quân sự với Philippines. Trung Quốc dựa vào hành động này của Hoa Kỳ mà cho rằng  Tổng thống Obama có trách nhiệm về việc quân sự hóa khu vực mà không phải do họ gây ra khi xây dựng các đảo.

Tuần trước, Hải quân Hoa Kỳ cho biết đã gửi tàu khu trục tuần tra gần một số đảo và đá ngầm được kiểm soát bởi Trung Quốc mặc dù còn ở ngoài khu vực 12 hải lý. Washington có thể đẩy mạnh tuần tra của mình sau khi có phán quyết.

Trong lúc đó, Trung Quốc  có thể sẽ tạo “chuyện đã rồi” bằng cách tuyên bố một khu “Nhận Dạng Phòng Không” (Air Defense Identification ADIZ) trên Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), mà theo đó bất kỳ máy bay đi qua sẽ phải thông báo với chính phủ Trung Quốc. Một lựa chọn khác có thể là TC xây dựng một căn cứ quân sự mới trên bãi cạn Scarborough (chiếm của Philippines năm 2012).

Ông Paul Haenle, giám đốc Trung tâm Carnegie-Tsinghua ở Bắc Kinh cho biết “phải nhận thức rõ ràng là Trung Quốc cần phải kiềm chế và chống lại những hành động có thể gây trầm trọng thêm những căng thẳng (hiện có)”.

“Nhưng cũng không kém quan trọng là Philippines, Hoa Kỳ và những bên khác cần hạn chế và kềm hãm mức độ phản ứng của họ. Không nên phô trương chiến thắng hoặc bày tỏ hả hê, hành động có thể gây kích động tình cảm dân tộc chủ nghĩa ở Trung Quốc “.

Thật vậy, có những lý do tốt để tất cả các bên nên phản ứng thận trọng.

Trung Quốc sẽ tổ chức một hội nghị thượng đỉnh nhóm 20 về kinh tế trong tháng Chín, và họ không muốn cuộc họp diễn ra trong bối cảnh căng thẳng trên Biển Đông.

Cũng có thể cần thêm thời gian để đánh giá phản ứng từ Manila, nơi vừa  có vị tân Tổng thống tên Rodrigo Duterte đã gửi đi tín hiệu lẫn lộn về vấn đề Biển Đông.

Vào lúc đầu chiến dịch tranh cử, ông Duterte, một thị trưởng với kinh nghiệm ngoại giao giới hạn, ngụ ý ông có thể sẵn sàng làm dịu lập trường của mình để đổi lấy viện trợ từ Trung Quốc về cơ sở hạ tầng. Sau đó, để bày tỏ tình cảm dân tộc của mình, ông hứa sẽ lái Jetski đến Scarborough Shoal để cắm cờ Philippines.

Sau khi nhậm chức, ông đã dịu giọng hơn. Sự thách thức của ông hiện nay là làm sao tạo được sự tín nhiệm cao ở trong nước đáp ứng niềm tự hào quốc gia mà không chọc giận Bắc Kinh

Tác giả: Gu Jinglu, Xu Yangjingjing và Xu Jing ở Bắc Kinh và Michael Goe Delizo ở Manila đóng góp vào báo cáo này.

https://www.washingtonpost.com/world/beijing-remains-angry-defiant-and-defensive-as-key-south-china-sea-tribunal-ruling-looms/2016/07/12/11100f48-4771-11e6-8dac-0c6e4accc5b1_story.html

Xem phán quyết của Tòa Án Quốc Tế về Biển Đông:

https://pca-cpa.org/wp-content/uploads/sites/175/2016/07/PH-CN-20160712-Press-Release-No-11-English.pdf

Print Friendly, PDF & Email