HỘI ĐỒNG LIÊN KẾT

QUỐC NỘI HẢI NGOẠI VIỆT NAM

______________________________________________________________

 MỞ ĐẦU

Sau hơn 40 năm nắm quyền kể từ ngày 30-4-1975, đảng cộng sản Việt Nam vẫn áp đặt một chế độ độc tài, toàn trị, liên tục tước bỏ mọi quyền căn bản của con người, đàn áp những nhà đấu tranh vì tự do dân chủ, tự do tôn giáo và toàn vẹn lãnh thổ. Đảng cộng sản đã làm cho văn hóa suy đồi, kinh tế lụn bại, xã hội đầy dẫy tệ đoan, tài sản của nhân dân bị cường quyền vơ vét, xem đất nước là của riêng và hoàn toàn tách rời quần chúng, nhân dân chỉ là nô lệ.

Đặc biệt trong lĩnh vực tâm linh, đảng cộng sản đã và đang tiêu diệt các tôn giáo chân truyền, thành lập các tổ chức tôn giáo quốc doanh nhằm phục vụ chế độ vô thần, đi ngược với truyền thống của dân tộc.

Đại hội đảng cộng sản Việt Nam lần thứ XII năm 2016 vừa qua cho thấy không có dấu hiệu cải tổ nào về chính trị cũng như kinh tế, mà chỉ là cơ hội để tập đoàn lãnh đạo tranh giành quyền lực, chia chác quyền lợi, hoàn toàn không vì lợi ích của đất nước và càng tỏ rõ sự lệ thuộc vào Trung cộng, nguy cơ mất nước không thể tránh khỏi.

Thể hiện ý chí và nguyện vọng của toàn dân trong và ngoài nước, Hội Đồng Liên Kết Quốc Nội và Hải Ngoại đã được đồng ý thành lập trong phiên họp đúc kết ngày 28-1-2016 giữa nhiều vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo, đại diện nhiều tổ chức, đoàn thể trong và ngoài nước, nhằm đáp ứng yêu cầu khẩn thiết của lịch sử trong công cuộc tranh đấu đòi tự do, dân chủ, thịnh vượng và vẹn toàn lãnh thổ của Việt Nam. 

HI ĐNG LIÊN KT QUC NI HI NGOẠI VIT NAM long trng công b trước quc dân và công lun quc tế:

  1. Hội Đồng Liên Kết Quốc Nội Hải Ngoại Việt Nam là sự liên kết củađồng bào trong nước và cộng đồng Người Việt Tựdo tranh đấu cho mục tiêu Dân chủ Tự do, Nhân quyền và Dân quyền, thực thi đúng lý tưởng cao đẹp của bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền ngày 10-12-1948 và Công Ước Quốc Tế về Quyền Chính Trị, Công Ước về Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa năm 1966 của Liên Hiệp Quốc.
  2. Hội Đồng Liên Kết Quốc Nội Hải Ngoại được thành lập nhằm mục đích:
  3. Góp phần tích cực, tạo sức mạnh tổng lực dân tộc được đồng bào và công luận quốc tế ủng hộ trong công cuộc đấu tranh dân chủ, thực hiện nhân quyền và dân quyền và vẹn toàn lãnh thổ cho đất nước. 
  1. Tạo được niềm tin của các đoàn thể, tổ chức xã hội dân sự, các phong trào Dân Oan và các nhà đấu tranh Dân Chủ trong nước sẽ tranh đấu tích cực hơn khi tiếng nói của họ được Hội Đồng Liên Kết QNHN nói riêng và đồng bào hải ngoại nói chung quan tâm và hỗ trợ. 
  1. Đáp ứng nguyện vọng của toàn dân Việt Nam trong và ngoài nước, phong trào vì dân chủ và nhân quyền sẽ dâng cao tương tự như Liên Minh Vì Dân Chủ của Miến Điện đã thành công gần đây.
  2. Vận động công luận quốc tế, chính phủ các nước tự do yểm trợ, làm áp lực chặn đứng những hành động thô bạo vi phạm nhân quyền của nhà cầm quyền CS. Bất cứ một thành viên nào bị đàn áp, đánh đập, bắt bớ, giam cầm, xử án bất công, Hội Đồng Liên Kết Quốc Nội và Hải Ngoại sẽ lên tiếng vận động Liên Hiệp Quốc cùng các tổ chức quốc tế can thiệp kịp thời. 

Dưới đây là bản quy chế tóm lược của Hội Đồng Liên Kết Quốc Nội và Hải Ngoại. 

 

TÓM LƯỢC QUY CHẾ

A- DANH XƯNG

HỘI ĐỒNG LIÊN KẾT

QUỐC NỘI HẢI NGOẠI VIỆT NAM

(Viết tắt: HĐLK/QNHN/VN) 

B- MỤC ĐÍCH – TÔN CHỈ – ĐƯỜNG LỐI

  • Mục đích – Mục tiêu của HĐLK/QNHN bao gồm:
  1. Kết hợp trong và ngoài nước để tạo nội lực của toàn dân.
  2. Đấu tranh cho một quốc gia Việt Nam Tự Do Dân Chủ, xây dựng đất nước, hòa bình, thịnh vượng và vẹn toàn lãnh thổ.
  • Tôn Chỉ – HĐLK/QNHN chủ trương:
    1. Đặt quyền lợi của Tổ Quốc trên quyền lợi cá nhân, đoàn thể hoặc tổ chức.
    2. Lấy nội lực dân tộc làm chính, đồng thời vận động quốc tế hỗ trợ.
    3. Bảo vệ nền độc lập dân tộc.
    4. Đẩy mạnh tiến trình dân chủ hóa Việt Nam.
    5. Khôi phục nhân quyền, dân quyền và công bằng xã hội.
    6. HĐLKQN/HN không phải là một đảng phái chính trị và không lệ thuộc bất cứ đảng phái nào.
  • Đường lối – Đường lối của HĐLK/QNHN bao gồm:
    1. Tranh đấu ôn hòa, bất bạo động nhưng cương quyết, trong mọi lĩnh vực.
    2. Liên kết toàn dân trong và ngoài nước thành sức mạnh tổng hợp dân tộc.
    3. Vận động quốc tế hỗ trợ cuộc đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhân dân Việt Nam.

C- PHƯƠNG THỨC KẾT HỢP

  • Tôn trọng những sinh hoạt độc lập của các tổ chức thành viên.
  • Thống nhất mục tiêu, lập trường và đường lối hành động của các cộng đồng, đoàn thể, tổ chức thành viên.
  • Tôn trọng tinh thần dân chủ và đoàn kết. 

D- CƠ CẤU TỔ CHỨC 

  • Thành viên Thành viên của HĐLK/QNHN gồm đại diện các cộng đồng, đoàn thể, tổ chức tại quốc nội và hải ngoại chấp nhận mục tiêu, chủ trương, đường lối của HĐLK/QNHN. Các Nhân sĩ có tinh thần đấu tranh cho Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền phải được 2 thành viên HĐLK/QNHN giới thiệu. 
  • Đại Hội HĐLK/QNHN Bao gồm tất cả các thành viên HĐLK/QNHN và được tổ chức mỗi năm một lần. Đại Hội thảo luận và biểu quyết chủ trương, đường lối và bầu cử Ủy Ban Thường Trực.
  • Ủy Ban Thường Trực
  1. 31. Năm đầu, thành viên UBTT sẽ do các Sáng Lập Viên lựa chọn; sau 1 năm, sẽ bầu cử theo thể thức như sau:

Ủy Ban Thường Trực HĐLK/QNHN do Đại Hội HĐLK/QNHN bầu cử hai năm một lần, có nhiệm vụ thảo luận, biểu quyết những vấn đề quan trọng dựa trên mục tiêu, chủ trương, đường lối của HĐLK/QNHN.

  1. Ủy Ban Thường Trực bao gồm:
    • Quốc nội: 15 (hay nhiều hơn)
    • Hải ngoại: 15 (hay nhiều hơn) 
  1. Đồng Chủ Tich: Ủy Ban Thường Trực bầu cử các Đồng Chủ Tịch Quốc Nội, các đồng Chủ Tịch Hải Ngoại, 01 Tổng Thư Ký. Nhiệm kỳ của các vị này là 2 năm.

Đồng Chủ Tịch Quốc Nội: 10 hay nhiều hơn.

Đồng Chủ Tịch Hải Ngoại: 15 hay nhiều hơn và 4 vị đặc trách tôn giáo

– Hoa Kỳ: 7 đồng Chủ Tịch (hoặc nhiều hơn) .

– Úc Châu: 2-3 đồng Chủ Tịch (hoặc nhiều hơn)

– Âu Châu: 2-3 đồng Chủ Tịch (hoặc nhiều hơn)

– Canada: 2-3 đồng Chủ Tịch (hoặc nhiều hơn)

– Á Châu (ngoại trừ Việt Nam): có thể có 1-2 thành viên.

(Ghi chú: con số này chỉ là dự trù, Đại Hội sẽ có quyết định sau)

33a. Nhiệm vụ  (của Đồng Chủ Tịch)

Đồng Chủ tịch có nhiệm vụ:

  • Nghiên cứu tình hình trong và ngoài nước, đóng góp cho kế hoạch hoạt động.
  • Phát triển, vận động giới thiệu thêm thành viên, thân hữu, mạnh thường quân, tạo thêm tài chánh.
  • Đóng góp công sức và tài chánh trong khả năng cho HĐLKQNHN 

33b. Trách nhiệm: (của Đồng Chủ Tịch)

  • Tuân giữ chủ trương, đường lối của HĐLK.
  • Tạo sự đoàn kết nội bộ, tương kính lẫn nhau.
  • Gìn giữ tư cách tác phong.
  • Các ĐCT vẫn giữ vị thế của mình trong các đoàn thể, tổ chức trước khi được bầu làm Đồng Chủ Tịch.
  • Muốn tham gia các phong trào hoặc tổ chức mới (ngoại trừ các đoàn thể ái hữu nghể nghiệp, tôn giáo thuần túy), cần phải thông báo và được sự ưng thuận của Ủy Ban Thường Trực trước.
  • Không tham gia các phong trào hoặc tổ chức có tôn chỉ, đường lối đi ngược với HĐLKQNHN.
  • Không lợi dụng danh nghĩa Đồng Chủ Tịch để làm lợi riêng tư cá nhân hay tổ chức, hoặc làm hoen ố hình ảnh của HĐLKQNHN. 

33c. Quyền hạn: (của Đồng Chủ Tịch)

  • Các đồng chủ tịch đều có quyền hạn ngang nhau, tạo thế lãnh đạo hàng ngang và tập thể (Ghi chú: như vậy sẽ tạo sự công bằng trong hợp tác, không có tính “ai lãnh đạo ai”).

33d. Đại diên Các Đồng Chủ Tịch tại Hải Ngoại và Quốc Nội

33d1. Để các hoạt động của Ủy Ban Thường Trực có được kết quả và hữu hiệu, các Đồng Chủ Tịch tại hải ngoại và quốc nội mỗi nơi sẽ cử 1 vị Đại Diện chỉ có tính tượng trưng (symbolic) mà không phải là chỉ huy với nhiệm vụ:

a- ngoại giao, giao tế khi có nhu cầu;

b- liên lạc giữa các Đồng Chủ Tịch, các thành viên UBTT và TTK,

c- phối hợp cùng các ĐCT thực hiện những mục tiêu của HĐLKQNHN.

d- phối hợp cùng TTK và Ban Điều Hành tổ chức các phiên họp UBTT định kỳ hay bất thường, (ngoài các công việc hành chánh do Ban Điều Hành đảm nhiệm).

  1. Biểu quyết – Mọi quyết định quan trọng phải được 2/3 thành viên hiện diện của Ủy Ban

Thường Trực chấp thuận mới trở thành hiệu lực. Những quyết định thông thường chỉ cần

quá bán để thông qua.

  1. Họp định kỳ – Ủy Ban Thường Trực họp ba (03) tháng 1 lần qua viễn liên hoặc gặp mặt. Họp Bất Thường – Được tổ chức theo nhu cầu.
  • Các Đồng Chủ Tịch họp định kỳ 1 tháng 2 lần. Trong trường hợp khẩn cấp TTK/HĐLK sẽ đề nghị buổi họp bất thường.
  • Các Đồng CT nghiên cứu kế hoạch, chương trình hoạt động đề ra các công tác của UB Điều Hành. Ngoài ra, các đồng CT thường xuyên giám sát công việc của TTK/UBTT, Ban Giám Sát và UB Điều Hành của Hội Đồng Liên Kết QNHNVN.
  1. Hiệu lực của các phiên họp – Để các buổi họp có hiệu lực, ít nhất phải có 2/3 thành viên của Ủy Ban Thường Trực hiện diện, ngoại trừ những cuộc họp bất thường chỉ cần quá bán.
  1. Nhiệm kỳ – Nhiệm kỳ của Ban Thường Trực là 2 năm. Các thành viên có thể được tái cử không giới hạn số lần cho đến khi không còn đủ sức khỏe.
  1. Tổng Thư Ký:
  • Tổng Thư Ký có nhiệm vụ điều hành công việc nội bộ của UBTT;
  • Quản trị hồ sơ, lưu trữ các văn thư;
  • Soạn thư mời và nghị trình họp gửi đến các ĐCT và các thành viên UBTT sau khi hội ý với Đại Diện UBTT và Trưởng Ban Điều Hành; 
  • Ban Giám Sát 
  1. Ban Giám Sát gồm: 1 Trưởng Ban, 1 Phó Ban Quốc Nội, 1 Phó Ban Hải Ngoại do các Đồng Chủ Tịch bầu ra lựa chọn trong các Đồng Chủ Tịch. Nhiệm kỳ 2 năm.
  2. Nhiệm vụ: Giám sát mọi hoạt động của HĐLKQNHN được thực hiện theo đúng Quy Chế nội quy, khi thấy thành viên nào đi sai Mục Đích, Tôn Chỉ và Đường Lối của HĐLKQNHN, thì trình lên các Đồng Chủ Tịch để giải quyết.
  3. Chế tài.
  4. Mỗi khi có vấn đề vi phạm của các thành viên, Ban GS nghiên cứu, đánh giá, đề nghị biện pháp chế tài.
  5. Mọi chế tài phải được đa số BGS chuẩn nhận. Trường hợp nghiêm trọng cần phải có sự đồng thuận của toàn BGS để đề nghị lên Ủy Ban Thưởng Trực.
  1. Những biện pháp chế tài bao gồm từ nhẹ đến nặng:

31.Nhẹ: Khuyến cáo riêng gửi đến đương sự.

32.Trung bình: khuyến cáo và thông báo đến các Đồng Chủ Tịch.

33.Nặng: phải được 3 vị trong  BGS đồng thuận, và gửi đến các ĐCT thảo luận và biểu quyết. Đương sự có quyền tự biện hộ.  Mọi chế tải nghiêm trọng phải được 2/3 tổng số Đồng Chủ Tịch chấp thuận mới có giá trị.

  1. Đề nghị chế tài: khi có thành viên vi phạm, BGS hoặc ½ thành viên Ủy Ban Thường Trực đề nghị, đương sự sẽ được xét xử theo quy trình như trên.
  • Ban Điều Hành
  • Các vị đồng Chủ Tịch Ủy Ban Thường Trực bầu ra Trưởng Ban Điều Hành (TBĐH) với nhiệm kỳ 2 năm, có nhiệm vụ thực hiện các công tác do Hội Đồng LK/QNHN và Ủy Ban Thường Trực ủy nhiệm.
  • Trưởng Ban Điều Hành là một trong các vị Đồng Chủ Tich.
    • Trưởng Ban Điều Hành đề cử 02 Phó Ban (QN và HN), 02 Thủ Quỹ (QN, HN), 02 Thư ký (QN-HN).
    • Ban Điều Hành mời thêm các Ủy Viên đặc trách các lĩnh vực chuyên môn: Quốc Tế Vận, Quốc Nội, Hải Ngoại, Tài Chánh, Nhân Quyền, Thông Tin, Nghiên Cứu, Kế Hoạch vân vân…
    • Trưởng Ban Điều Hành là phát ngôn viên của HĐLKQNHN, nhưng phải phù hợp với chủ trương, đường lối của HĐLKQNHN.
    • Trường hợp quan trọng hoặc khó khăn, BĐH cần tham khảo với Ủy Ban TT trước khi đưa ra công luận.

E- LINH TINH:

  • Chế tài – Mọi vi phạm phải được Ủy Ban Thường Trực cứu xét và quyết định biện pháp chế tài. Những vi phạm trầm trọng sẽ được Đại Hội HĐLK/QNHN quyết định.
  • Tài chánh – Để HĐLK/QNHN có thể phát triển nội lực dân tộc và thực hiện những mục tiêu đề ra, HĐLK/QNHN – qua Ủy Ban Thường Trực và Ban Điều Hành – phải vận động sáng tạo để tạo phương tiện tài chánh.

Tài chánh và ngân sách của tổ chức phải được điều hành minh bạch, được giám sát bởi Ủy Ban Thường Trực.

  • Tu chính: Các điều khoản căn bản quan trọng phải được Đại Hội của HĐLK/QNHN biểu quyết với túc số ¾ mới có giá trị – Các điều khoản có tính điều hành (hành chánh) sẽ do Đại Hội HĐLK/QNHN quyết định sửa đổi hoặc bổ túc với túc số 2/3.
  • Khi bầu chọn Đồng Chủ Tịch thuộc tôn giáo phải được sự đồng ý của Đồng Chủ Tịch tôn giáo đó trước để tránh sự bất đồng quan điểm làm ảnh hưởng đến Mục tiêu, Chủ trương và Đường lối của HĐLK/QNHN.

 

Ngày 10 tháng 4 năm 2016

Bổ sung ngày: 3 tháng 5, 2017 (sau khi đã được biểu quyết của Ủy Ban Ban Thường Trực)

 

 

==================================================

Print Friendly, PDF & Email