Quê Hương tổng hợp


Meta, Boeing, GE Vernova tham gia phái đoàn doanh nghiệp Mỹ tới Việt Nam tuần này 

18/03/2024 – Reuters 

Logo ứng dụng Instagram và của công ty Meta. Meta sẽ tham gia cùng các doanh nghiệp lớn của Mỹ như Boeing, GE Vernova, UL Solutions, Chubb, Roblox, AES... đến Việt Nam tuần này.

Logo ứng dụng Instagram và của công ty Meta. Meta sẽ tham gia cùng các doanh nghiệp lớn của Mỹ như Boeing, GE Vernova, UL Solutions, Chubb, Roblox, AES… đến Việt Nam tuần này. 

Một phái đoàn doanh nghiệp lớn của Hoa Kỳ, bao gồm Meta, Boeing và công ty năng lượng gió GE Vernova, sẽ đến Việt Nam trong tuần này trong một dấu hiệu cho thấy các doanh nghiệp tiếp tục quan tâm đến quốc gia Đông Nam Á sau khi Washington nâng cấp quan hệ vào năm ngoái. 

Khoảng 50 công ty sẽ tham gia chuyến thăm Việt Nam kỳ này, theo nhà tổ chức Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ-ASEAN, tổ chức đã đưa một phái đoàn doanh nghiệp Mỹ có quy mô tương tự đến Việt Nam vào năm ngoái.

Tập đoàn Koch Industries, công ty tiêu chuẩn an toàn UL Solutions, tập đoàn bảo hiểm Chubb, công ty trò chơi Roblox, nhà cung cấp dự báo thời tiết ATMO và công ty năng lượng AES cũng có mặt trong phái đoàn lần này. Nhiều công ty trong số này đã hoạt động ở Việt Nam.

Mạng xã hội Facebook của Meta có hơn 60 triệu người dùng tại Việt Nam, khiến quốc gia Đông Nam Á trở thành một trong những thị trường lớn nhất trên toàn cầu của công ty công nghệ Mỹ.

Boeing đã ký thỏa thuận sơ bộ với hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines vào năm ngoái về việc bán 50 trong số 737 máy bay của hãng.

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nâng cấp quan hệ với Việt Nam vào năm ngoái và thúc đẩy tăng cường hợp tác trong lĩnh vực bán dẫn. Tuy nhiên, ban tổ chức cho biết không có công ty bán dẫn nào dự kiến tham gia trong phái đoàn doanh nghiệp Mỹ đến Việt Nam lần này.

Phái đoàn dự kiến sẽ có các cuộc họp với chính quyền địa phương từ ngày 19/3 – 21/3. Ban tổ chức cho biết vào ngày 18/3, một phái đoàn nhỏ hơn gồm các công ty an ninh dự tính sẽ thảo luận về các cơ hội kinh doanh tiềm năng với đại diện của Bộ quốc phòng và công an Việt Nam.


Quốc hội Việt Nam sẽ họp phiên bất thường về ‘vấn đề nhân sự’

18/3/2024

VNTB – Quốc hội Việt Nam sẽ họp phiên bất thường về ‘vấn đề nhân sự’

(VNTB) – Sự nghiệp Chủ tịch nước của ông Võ Văn Thưởng sẽ được Quốc Hội thảo luận trong phiên họp bất thường vào ngày thứ năm tới.

Reuter ngày 17/03/2023 đưa tin Quốc hội Việt Nam dự kiến họp vào thứ Năm để thảo luận về “các vấn đề nhân sự” theo một lá thư gửi cho các Đại biểu Quốc hội mà Reuters đã xem được. Phiên họp bất thường diễn ra trong bối cảnh có đồn đoán thay đổi về nhân sự cấp cao của nhà nước.

Nhiều quan chức, nhà ngoại giao Việt Nam cho biết khả năng Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng từ chức có thể là một trong những vấn đề nhân sự mà Quốc hội sẽ thảo luận.

Một quan chức Việt Nam thông báo về vấn đề này đã xác nhận cuộc họp, nhưng các cơ quan báo chí của Bộ Ngoại giao Việt Nam và quốc hội không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận.

Bản sao bức thư do Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường ký gửi các đại biểu Quốc hội mà Reuters đã xem được cho biết: “Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định triệu tập kỳ họp bất thường lần thứ 6, Quốc hội khóa 15… Đại hội xem xét, quyết định các vấn đề nhân sự.”

 Vẫn chưa rõ quyết định nào sẽ được đưa ra tại phiên họp đặc biệt sẽ diễn ra sau khi chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam của hoàng gia Hà Lan dự kiến vào tuần tới đã bị hoãn lại vào thứ Năm “do hoàn cảnh nội bộ”.  Trong khi đó báo chí Hà Lan dẫn lại bản tin của Reuters nhấn mạnh rằng lý do chuyến công du cấp nhà nước tới Việt Nam bị hoãn sẽ được làm rõ vào Thứ Năm.

Làm chủ tịch nước chưa được một năm

Năm ngoái, Quốc hội  đã triệu tập một cuộc họp đặc biệt vào tháng 1 để chấp nhận việc từ chức đột ngột của Chủ tịch nước khi đó là Nguyễn Xuân Phúc. Ông Phúc cùng với hai phó thủ tướng là Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam đã từ chức do các bê bối liên quan đến các chuyến bay giải cứu và công ty Việt Á. Chiến dịch chống tham nhũng kéo dài và rộng khắp ở Việt Nam được các nhà phê bình cho rằng có thể được sử dụng để đấu đá chính trị.

Ông Thưởng, 53 tuổi, được bầu làm chủ tịch nước tháng 3/2023 thay thế cho ông Nguyễn Xuân Phúc và được coi là thân cận với Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, nhân vật quyền lực nhất Việt Nam. 

Chủ tịch nước giữ vai trò chủ yếu mang tính nghi lễ nhưng là một trong bốn vị trí chính trị hàng đầu ở quốc gia Đông Nam Á này.


Lưu Trọng Văn – Tán gẫu chuyện nhân sự cho…vui 

18/3/2024

Có một “quy định” rằng đại hội đảng tiếp theo, nếu ủy viên Bộ Chính trị nào quá tuổi tái cử thì sẽ về hưu. Còn ai muốn ở lại thì phải trong tứ trụ được Bộ Chính trị chấp nhận là trường hợp đặc biệt.

Chà chà gay đây!

Khóa 12, trường hợp đặc biệt là cụ Nguyễn Phú Trọng. Khóa 13, trường hợp đặc biệt là cụ Nguyễn Phú Trọng và cụ Nguyễn Xuân Phúc. Còn khóa 14, cụ nào sẽ là trường hợp đặc biệt đây? 

Tứ trụ hiện nay có các cụ Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính, Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ. Chỉ có Võ Văn Thưởng là còn tuổi để tái cử khóa 14. Như vậy nếu ba cụ Trọng, Chính, Huệ muốn tiếp tục tái cử phải là trường hợp đặc biệt. 

Nhưng sôi động và hấp dẫn nhất là, không hề có quy định giới hạn trường hợp đặc biệt là chỉ một, hai hay ba, bốn.

Hì hì, gã nghĩ cứ mời cả ba cụ còn lại cùng là trường hợp đặc biệt cho “đảng đoàn kết nhất trí trước sau như một”, và cũng đáp ứng nguyện vọng phấn đấu hy sinh phục vụ đất nước đến hơi thở cuối cùng của ba cụ đó.

Nói như anh bạn nhà thơ Văn Công Hùng là “có chi mô nờ.”

Nhưng, theo nhiều nguồn tin, có khả năng người trẻ nhất trong bộ tứ sẽ ra đi. Nếu đúng vậy bộ tứ sẽ phải bổ sung người mới.

Vậy ai? 

Và, ai trong số các cụ ủy viên Bộ Chính trị ở diện quá tuổi muốn được vào “bộ tứ” này, để hy vọng được một suất trường hợp đặc biệt nữa? 

Gã nghĩ sẽ có không ít cụ ủy viên Bộ Chính trị đã “chót” quá tuổi mất rồi vẫn còn khát vọng cống hiến cho nước cho dân đến hơi thở cuối cùng, sẽ không bỏ lỡ cơ hội ngàn vàng này.

Còn điều này nữa, người được tập thể Bộ Chính trị sáng suốt lựa chọn và bầu bổ sung vào bộ tứ với chức chủ tịch nước, biết đâu là trường hợp đặc biệt được chiếm vị trí cao nhất trong khóa tới thì sao?

Ở nước mình, không gì là không thể.

Người ta hay đùa, chức chủ tịch nước có cái dớp. Nhưng đã quá tam ba bận rồi. Dớp đến cực rồi phải lủi để cho cơ mới xuất hiện mà phất, đương nhiên.

Chờ xem!

LƯU TRỌNG VĂN 17.03.2024

Trần Thị Sánh – Tin ngắn nhưng rất quan trọng 

– Cục Cảnh sát Kinh tế (Bộ Công an) vừa đề nghị tỉnh Khánh Hòa cung cấp toàn bộ thông tin, hồ sơ liên quan các dự án, công trình của Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn trên địa bàn tỉnh để phục vụ công tác điều tra. 

Ôi Nha Trang mùa lửa lại về ….

Mình chưa nghe nói đến Tập đoàn Phúc Sơn, nhưng nó “quá giỏi” và hoạt động ngầm khủng khiếp nhiều năm nay với nhiều dự án nghìn tỈ. Nó đánh gục hai lãnh đạo cao nhất tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Quảng Ngãi, tỉnh Vĩnh Long, rồi đồng chí A2, bây giờ lại đến tỉnh Khánh Hòa. Cũng như em Nhàn, em Lan, “Hậu pháo” phải được phong “dũng sĩ” diệt lãnh đạo cho xứng tầm chứ nhỉ?  

– Trương Mỹ Lan rất rất nhiều tài sản khủng nhé. Nhiều tòa nhà trị giá vài chục triệu đến vài tỉ đô ở đường Nguyễn Huệ (TP HCM), khách sạn Daewoo (Hà Nội), tòa nhà Capital Place cùng nhiều công ty, khu công nghiệp, nhà máy ở nhiều địa phương là của bà ta. Trương Mỹ Lan đồng ý bán để khắc phục hậu quả tại ngân hàng SCB. Chứng tỏ Trương Mỹ Lan thâu tóm vô cùng nhiều tài sản trong chục năm qua. 

Không hiểu bao nhiêu rào chắn, bao nhiêu cơ quan chức năng, thanh kiểm tra đâu mà để bà này khuynh đảo, thâu tóm toàn bộ ngân hàng SCB và cả trời Nam thế nhỉ? 

Bà con mua trái phiếu SCB vui lên vì có hy vọng lấy lại tiền nhé.

– Theo Thông tấn xã vỉa hè: Thứ Tư này, vâng thứ Tư ngày 20.03, công bố ghế gẫy, không phải thưởng mà là phạt ạ. Tin vỉa hè, nhưng ở xứ mình rất chính xác, rất đúng ạ. Bà con hãy chờ xem nhé.

Không biết nên vui hay buồn ?  

TRẦN THỊ SÁNH 17.03.2024


Vì sao chính sách du học “sáng nắng, chiêu mưa”

—Xê Nho—

Báo Tuổi trẻ/ trong nước

TTCT – Một đặc điểm nổi bật trong chính sách đối với du học sinh của các nước như Anh, Úc, Canada hiện nay là “sáng nắng, chiều mưa”, nói cách khác là thay đổi xoành xoạch theo áp lực công luận của từng nước.

Cả ba nước nói tiếng Anh là điểm đến quen thuộc của du học sinh châu Á này, bao gồm Việt Nam, đều đang siết lại chính sách nhằm hạn chế số lượng du học sinh.

Tại sao họ thay đổi

Từ giữa năm 2024, Úc sẽ chấm dứt chương trình cho sinh viên quốc tế tốt nghiệp xong có thể ở lại làm việc tại Úc thêm hai năm. Chương trình này chấm dứt chỉ sau một năm thực hiện, gây hụt hẫng cho nhiều sinh viên. 

Nước này cũng tăng yêu cầu tài chính cho người xin visa du học thêm 17% lên thành 24.505 đô la Úc (gần 16.000 USD); tạo thêm những rào cản gây khó khăn cho những người giả làm sinh viên tìm cách vào nước Úc để làm việc. 

Vì thế sẽ không có gì lạ khi Úc yêu cầu trình độ tiếng Anh của đương đơn cao hơn, rà soát kỹ hơn các đơn có yếu tố lừa dối, trừng phạt các đơn vị dịch vụ du học gian lận…

Từ đầu năm 2024, Canada nâng mức khả năng tài chính trang trải chuyện ăn ở của người xin visa du học từ 10.000 đô la Canada (7.300 USD) lên thành 20.635 đô la Canada (hơn 15.000 USD), chưa kể tiền học phí phải trả. Các chương trình tăng thêm thời gian ở lại sau khi tốt nghiệp cũng chấm dứt từ cuối năm 2023.

Nước Anh chấm dứt chuyện sinh viên quốc tế được quyền mang theo người phụ thuộc từ tháng 1-2024; mức tài chính cho visa lao động tay nghề cao nâng lên thành 38.700 bảng Anh (49.000 USD)…

Nhìn chung, chính sách hiện nay của các nước chuyển từ tích cực khuyến khích du học sinh, cho phép thị trường tăng trưởng không kiểm soát, sang rà soát chọn loại sinh viên quốc tế được phép vào học, làm việc hay định cư sau này.

Ở các nước này, chính sách khuyến khích du học hậu Covid-19 đã dẫn tới sự tăng vọt số lượng sinh viên quốc tế, kéo theo giá thuê nhà tăng, cơ sở hạ tầng ở một số nơi quá tải, người dân than phiền.

Siết lại chính sách nhập cư nhằm thỏa mãn đòi hỏi của cử tri, cách nhanh nhất là bóp dòng chảy du học sinh. 

Tờ Sydney Morning Herald viết: “Di dân ròng vào Úc sẽ bị giảm một nửa trong vòng hai năm tới từ con số cao kỷ lục 510.000 người nhập cư hằng năm bằng cách áp dụng các biện pháp cứng rắn hơn đối với sinh viên quốc tế và từ chối công nhân tay nghề thấp”.

Úc muốn số lượng nhập cư xuống bằng mức trước đại dịch, tức chừng 250.000 người, nên chắc chắn lượng du học sinh cũng bị ảnh hưởng.

Trước đó, đại dịch Covid-19 làm dòng chảy sinh viên quốc tế bị tắc nghẽn. Nhiều nước như Úc, đóng cửa suốt hai năm, ngay cả với sinh viên quốc tế đã từng theo học, làm nhiều trường đại học lâm vào cảnh khó khăn kinh tế, nhiều ngành nghề liên quan cũng suy giảm theo. 

Trước đại dịch, giáo dục quốc tế mang lại khoảng 26 tỉ USD mỗi năm cho nền kinh tế Úc. Vào thời kỳ đỉnh cao vào năm 2019, riêng các tổ chức giáo dục bậc cao thu được khoảng 16 tỉ USD/năm.

Lúc đó, sau khi quyết định mở cửa biên giới trở lại, Chính phủ Úc thiết kế nhiều chính sách khuyến khích du học sinh, như tăng thời gian họ có thể ở lại làm việc sau khi tốt nghiệp, hoàn phí xin visa. Lúc đó, làm tiến sĩ xong, có người có thể ở lại Úc đến sáu năm.

Canada vào giai đoạn đó cũng dỡ bỏ hạn chế số giờ sinh viên quốc tế có thể làm thêm; sinh viên quốc tế dù kẹt ở quê nhà, phải học online 100% vẫn được cấp phép làm việc tại Canada sau tốt nghiệp…

Anh thì mở lại chương trình cho phép sinh viên quốc tế sau khi tốt nghiệp có thể ở lại Anh làm việc trong 2-3 năm từ năm 2021.

Kết quả là bất kể đại dịch, số lượng sinh viên quốc tế ở các nước này lại tăng: ở Canada tăng 27% so với năm 2019; ở Anh mức tăng trong năm học 2021-2022 là 24% so với năm học 2019-2020. Đến giữa năm 2023, số lượng sinh viên quốc tế ở Úc lên mức 645.516 người, cao hơn hẳn mức trước dịch.

Những gì không thay đổi?

Cho dù chính sách với du học sinh của các nước này dễ thay đổi theo kiểu “sáng nắng chiều mưa” như thế, vẫn có thể khẳng định một số nguyên tắc bền vững. Đó là quyết tâm của các nước lọc ra những người nộp hồ sơ xin du học nhưng có ý định khác ngoài chuyện học, như lao động chui hay tìm cách ở lại.

Các sinh viên nhảy từ khóa học này sang khóa học khác, đổi loại visa thường xuyên nhằm kéo dài thời gian ở lại Úc sẽ bị chú ý trước tiên. Trong năm học 2022-2023, số lượng sinh viên xin trên một visa du học trong khi đang ở Úc tăng 30%, lên 150.000 người. Nay sinh viên nào chuyển khóa học sẽ phải chứng minh khóa học mới có liên quan đến bằng cấp họ muốn đạt được khi xin visa nguyên thủy.

Các nước thường chịu áp lực từ người dân nên phải thay đổi chính sách. Khi người dân phản đối chính sách nhập cư dễ dãi, báo chí lại phanh phui các công ty dịch vụ du học giả mạo hồ sơ hay trường dạy nghề lừa đảo sinh viên, dòng chảy sinh viên quốc tế sẽ bị bóp lại để thỏa mãn tức thì các đòi hỏi của công luận ở các nước.

Nhưng khi các trường đại học than cạn nguồn sinh viên quốc tế nên cạn tiền hoạt động, doanh nghiệp than khó tuyển dụng người có tay nghề được đào tạo, họ lại khuyến khích du học sinh.

Chu kỳ thay đổi này đang ngắn dần. Theo tờ The Guardian, số liệu từ 60 trường đại học Anh cho thấy số lượng visa du học năm nay đã giảm 33% so với cùng kỳ năm ngoái; số lượng ghi danh các khóa cao học còn giảm mạnh hơn, đến 40%.

Người đứng đầu tổ chức đại diện cho các trường đại học Anh, UUK, nhận định: “Nếu chính phủ làm mạnh tay hơn nữa, họ sẽ gây hại cho nền kinh tế của các địa phương khắp nước Anh, cũng như sức khỏe tài chính của các trường đại học. 

Trong bối cảnh chúng ta phải làm hết sức để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, điều này dường như đặt sai ưu tiên”. Biết đâu vì thế Chính phủ Anh lại quay sang nới lỏng chính sách du học sinh! ■

Những lợi ích xung đột

𝐷𝑢 ℎ𝑜̣𝑐 𝑠𝑖𝑛ℎ 𝑣𝑒̂̀ 𝑐𝑜̛ 𝑏𝑎̉𝑛 𝑚𝑎𝑛𝑔 𝑙𝑎̣𝑖 𝑙𝑜̛̣𝑖 𝑖́𝑐ℎ 𝑐ℎ𝑜 𝑞𝑢𝑜̂́𝑐 𝑔𝑖𝑎 đ𝑜́𝑛 𝑛ℎ𝑎̣̂𝑛 𝑛ℎ𝑖𝑒̂̀𝑢 ℎ𝑜̛𝑛 𝑠𝑜 𝑣𝑜̛́𝑖 𝑝ℎ𝑖́ 𝑡𝑜̂̉𝑛, 𝑛ℎ𝑎̂́𝑡 𝑙𝑎̀ 𝑘ℎ𝑖 𝑠𝑜 𝑠𝑎́𝑛ℎ ℎ𝑜̣ 𝑣𝑜̛́𝑖 𝑛𝑔𝑢̛𝑜̛̀𝑖 𝑛ℎ𝑎̣̂𝑝 𝑐𝑢̛ 𝑏𝑎̂́𝑡 ℎ𝑜̛̣𝑝 𝑝ℎ𝑎́𝑝 ℎ𝑎𝑦 𝑑𝑖 𝑐𝑢̛ 𝑣𝑖̀ 𝑙𝑦́ 𝑑𝑜 𝑘𝑖𝑛ℎ 𝑡𝑒̂́ 𝑡ℎ𝑢𝑎̂̀𝑛 𝑡𝑢́𝑦. 𝑇𝑢𝑦 𝑛ℎ𝑖𝑒̂𝑛, 𝑛ℎ𝑖𝑒̂̀𝑢 𝑘ℎ𝑖 𝑛ℎ𝑢̛̃𝑛𝑔 𝑠𝑢̛́𝑐 𝑒́𝑝 𝑣𝑎̀ 𝑥𝑢𝑛𝑔 đ𝑜̣̂𝑡 𝑙𝑜̛̣𝑖 𝑖́𝑐ℎ 𝑛𝑔𝑎̆́𝑛 ℎ𝑎̣𝑛 𝑐𝑢̃𝑛𝑔 𝑘ℎ𝑖𝑒̂́𝑛 𝑚𝑜̣̂𝑡 𝑠𝑜̂́ 𝑐ℎ𝑖́𝑛ℎ 𝑞𝑢𝑦𝑒̂̀𝑛 𝑝ℎ𝑎̉𝑖 𝑡ℎ𝑎̆́𝑡 𝑐ℎ𝑎̣̆𝑡 𝑙𝑎̣𝑖 𝑐ℎ𝑖́𝑛ℎ 𝑠𝑎́𝑐ℎ 𝑣𝑜̛́𝑖 𝑑𝑢 ℎ𝑜̣𝑐 𝑠𝑖𝑛ℎ.

𝑂̛̉ 𝐶𝑎𝑛𝑎𝑑𝑎 𝑐ℎ𝑎̆̉𝑛𝑔 ℎ𝑎̣𝑛, 𝑠𝑜̂́ 𝑙𝑢̛𝑜̛̣𝑛𝑔 𝑑𝑢 ℎ𝑜̣𝑐 𝑠𝑖𝑛ℎ 𝑞𝑢𝑜̂́𝑐 𝑡𝑒̂́ 𝑡𝑎̆𝑛𝑔 𝑚𝑎̣𝑛ℎ 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑜̛̀𝑖 𝑔𝑖𝑎𝑛 đ𝑎̣𝑖 𝑑𝑖̣𝑐ℎ đ𝑎̃ 𝑑𝑎̂̃𝑛 𝑡𝑜̛́𝑖 𝑡𝑖̀𝑛ℎ 𝑡𝑟𝑎̣𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑖𝑒̂́𝑢 ℎ𝑢̣𝑡 𝑛ℎ𝑎̀ 𝑜̛̉ 𝑘ℎ𝑎́ 𝑛𝑔ℎ𝑖𝑒̂𝑚 𝑡𝑟𝑜̣𝑛𝑔, 𝑙𝑎̀𝑚 𝑔𝑖𝑎́ 𝑡ℎ𝑢𝑒̂ 𝑛ℎ𝑎̀ 𝑡𝑎̆𝑛𝑔 𝑙𝑒̂𝑛. 𝑇ℎ𝑎́𝑛𝑔 12-2023, 𝑔𝑖𝑎́ 𝑐ℎ𝑜 𝑡ℎ𝑢𝑒̂ 𝑛ℎ𝑎̀ 𝑡𝑟𝑒̂𝑛 𝑐𝑎̉ 𝑛𝑢̛𝑜̛́𝑐 𝑡𝑎̆𝑛𝑔 7,7% 𝑠𝑜 𝑣𝑜̛́𝑖 𝑐𝑢̀𝑛𝑔 𝑘𝑦̀ 𝑛𝑎̆𝑚 𝑛𝑔𝑜𝑎́𝑖, 𝑡ℎ𝑒𝑜 𝑆𝑡𝑎𝑡𝑠𝑐𝑎𝑛.

𝑀𝑎̀ 𝑢𝑦 𝑡𝑖́𝑛 𝑣𝑎̀ 𝑡𝑖́𝑛 𝑛ℎ𝑖𝑒̣̂𝑚 𝑐𝑢̉𝑎 𝑜̂𝑛𝑔 𝑇ℎ𝑢̉ 𝑡𝑢̛𝑜̛́𝑛𝑔 𝐽𝑢𝑠𝑡𝑖𝑛 𝑇𝑟𝑢𝑑𝑒𝑎𝑢 𝑔𝑎̆́𝑛 𝑟𝑎̂́𝑡 𝑐ℎ𝑎̣̆𝑡 𝑣𝑜̛́𝑖 𝑐ℎ𝑢𝑦𝑒̣̂𝑛 𝑛ℎ𝑎̀ 𝑐𝑢̛̉𝑎 𝑐ℎ𝑜 𝑑𝑎̂𝑛 𝑐ℎ𝑢́𝑛𝑔 𝑛𝑎̀𝑦, đ𝑖𝑒̂̀𝑢 𝑐𝑎̀𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎𝑛 𝑡𝑟𝑜̣𝑛𝑔 𝑘ℎ𝑖 𝑡ℎ𝑢̉ 𝑙𝑖̃𝑛ℎ Đ𝑎̉𝑛𝑔 𝐵𝑎̉𝑜 𝑡ℎ𝑢̉ đ𝑜̂́𝑖 𝑙𝑎̣̂𝑝 𝑃𝑖𝑒𝑟𝑟𝑒 𝑃𝑜𝑖𝑙𝑖𝑒𝑣𝑟𝑒 đ𝑎𝑛𝑔 𝑑𝑎̂̃𝑛 𝑡𝑟𝑢̛𝑜̛́𝑐 𝑜̂𝑛𝑔 𝑇𝑟𝑢𝑑𝑒𝑎𝑢 𝑘ℎ𝑎́ 𝑥𝑎 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑛ℎ𝑢̛̃𝑛𝑔 𝑐𝑢𝑜̣̂𝑐 𝑡ℎ𝑎̆𝑚 𝑑𝑜̀ 𝑑𝑢̛ 𝑙𝑢𝑎̣̂𝑛, 𝑚𝑎̀ 𝑏𝑎̂̀𝑢 𝑐𝑢̛̉ 𝑡ℎ𝑖̀ đ𝑎̃ 𝑟𝑎̂́𝑡 𝑔𝑎̂̀𝑛 𝑟𝑜̂̀𝑖.

𝑇𝑢𝑦 𝑛ℎ𝑖𝑒̂𝑛, 𝑑𝑢 ℎ𝑜̣𝑐 𝑠𝑖𝑛ℎ 𝑞𝑢𝑜̂́𝑐 𝑡𝑒̂́ đ𝑜́𝑛𝑔 𝑔𝑜́𝑝 𝑘ℎ𝑜𝑎̉𝑛𝑔 22 𝑡𝑖̉ đ𝑜̂ 𝑙𝑎 𝐶𝑎𝑛𝑎𝑑𝑎 (16,4 𝑡𝑖̉ 𝑈𝑆𝐷) 𝑚𝑜̂̃𝑖 𝑛𝑎̆𝑚 𝑣𝑎̀𝑜 𝑛𝑒̂̀𝑛 𝑘𝑖𝑛ℎ 𝑡𝑒̂́ 𝐶𝑎𝑛𝑎𝑑𝑎 𝑣𝑎̀ 𝑡𝑖̀𝑚 𝑐𝑎́𝑐ℎ 𝑛𝑔𝑎̆𝑛 ℎ𝑜̣ 𝑣𝑎̀𝑜 𝑐𝑜́ 𝑡ℎ𝑒̂̉ 𝑔𝑎̂𝑦 𝑡𝑜̂̉𝑛 ℎ𝑎̣𝑖 𝑐ℎ𝑜 𝑛ℎ𝑖𝑒̂̀𝑢 𝑡𝑟𝑢̛𝑜̛̀𝑛𝑔 𝑠𝑜̛̉ 𝑣𝑜̂́𝑛 đ𝑎̃ đ𝑎̂̀𝑢 𝑡𝑢̛ 𝑚𝑜̛̉ 𝑟𝑜̣̂𝑛𝑔 ℎ𝑜̣𝑐 𝑘ℎ𝑢 𝑣𝑜̛́𝑖 ℎ𝑦 𝑣𝑜̣𝑛𝑔 𝑑𝑜̀𝑛𝑔 𝑑𝑢 ℎ𝑜̣𝑐 𝑠𝑖𝑛ℎ 𝑠𝑒̃ 𝑡𝑎̆𝑛𝑔 𝑙𝑒̂𝑛 𝑛𝑢̛̃𝑎, ℎ𝑜𝑎̣̆𝑐 𝑖́𝑡 𝑟𝑎 𝑡ℎ𝑖̀ 𝑐𝑢̃𝑛𝑔 𝑡𝑖𝑒̂́𝑝 𝑡𝑢̣𝑐 𝑜̂̉𝑛 đ𝑖̣𝑛ℎ.

𝑉𝑎̀ 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑐ℎ𝑖̉ 𝑐𝑜́ 𝑐𝑎́𝑐 𝑐𝑜̛ 𝑠𝑜̛̉ 𝑔𝑖𝑎́𝑜 𝑑𝑢̣𝑐 𝑏𝑖̣ 𝑎̉𝑛ℎ ℎ𝑢̛𝑜̛̉𝑛𝑔 𝑡𝑟𝑢̛̣𝑐 𝑡𝑖𝑒̂́𝑝. 𝑂𝑛𝑡𝑎𝑟𝑖𝑜, 𝑡𝑖̉𝑛ℎ đ𝑜̂𝑛𝑔 𝑑𝑎̂𝑛 𝑛ℎ𝑎̂́𝑡 𝑐𝑢̉𝑎 𝐶𝑎𝑛𝑎𝑑𝑎, 𝑐𝑢̃𝑛𝑔 𝑙𝑎̀ 𝑛𝑜̛𝑖 đ𝑜́𝑛 𝑛ℎ𝑖𝑒̂̀𝑢 𝑠𝑖𝑛ℎ 𝑣𝑖𝑒̂𝑛 𝑞𝑢𝑜̂́𝑐 𝑡𝑒̂́ 𝑛ℎ𝑎̂́𝑡. 𝑀𝑜̣̂𝑡 𝑠𝑜̂́ 𝑛𝑔𝑎̀𝑛ℎ 𝑘𝑖𝑛ℎ 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑜̛̉ 𝑡𝑖̉𝑛ℎ 𝑛𝑎̀𝑦, 𝑛ℎ𝑢̛ 𝑛ℎ𝑎̀ ℎ𝑎̀𝑛𝑔 𝑘ℎ𝑎́𝑐ℎ 𝑠𝑎̣𝑛 𝑣𝑎̀ 𝑏𝑎́𝑛 𝑙𝑒̉, đ𝑎̃ 𝑐𝑎̉𝑛ℎ 𝑏𝑎́𝑜 𝑣𝑖𝑒̣̂𝑐 𝑔𝑖𝑜̛́𝑖 ℎ𝑎̣𝑛 𝑔𝑖𝑜̛̀ 𝑙𝑎̀𝑚 𝑐𝑢̉𝑎 𝑠𝑖𝑛ℎ 𝑣𝑖𝑒̂𝑛 𝑛𝑢̛𝑜̛́𝑐 𝑛𝑔𝑜𝑎̀𝑖 𝑠𝑒̃ 𝑔𝑎̂𝑦 𝑟𝑎 𝑡𝑖̀𝑛ℎ 𝑡𝑟𝑎̣𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑖𝑒̂́𝑢 ℎ𝑢̣𝑡 𝑙𝑎𝑜 đ𝑜̣̂𝑛𝑔.

𝐶𝑎́𝑐 𝑛ℎ𝑎̀ ℎ𝑎̀𝑛𝑔 𝑜̛̉ 𝐶𝑎𝑛𝑎𝑑𝑎 𝑣𝑜̂́𝑛 đ𝑎𝑛𝑔 𝑐ℎ𝑎̣̂𝑡 𝑣𝑎̣̂𝑡 𝑣𝑖̀ 𝑡ℎ𝑖𝑒̂́𝑢 𝑙𝑎𝑜 đ𝑜̣̂𝑛𝑔 𝑟𝑜̂̀𝑖, 𝑘ℎ𝑖 ℎ𝑜̣ đ𝑎𝑛𝑔 𝑐𝑎̂̀𝑛 𝑡𝑢𝑦𝑒̂̉𝑛 𝑚𝑜̛́𝑖 𝑡ℎ𝑒̂𝑚 𝑔𝑎̂̀𝑛 100.000 𝑛ℎ𝑎̂𝑛 𝑠𝑢̛̣ 𝑣𝑎̀ 𝑠𝑖𝑛ℎ 𝑣𝑖𝑒̂𝑛 𝑞𝑢𝑜̂́𝑐 𝑡𝑒̂́ 𝑐ℎ𝑖𝑒̂́𝑚 4,6% 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑡𝑜̂̉𝑛𝑔 𝑙𝑢̛̣𝑐 𝑙𝑢̛𝑜̛̣𝑛𝑔 𝑙𝑎𝑜 đ𝑜̣̂𝑛𝑔 𝑛𝑔𝑎̀𝑛ℎ 𝑑𝑖̣𝑐ℎ 𝑣𝑢̣ 𝑙𝑖𝑒̂𝑛 𝑞𝑢𝑎𝑛 𝑡𝑜̛́𝑖 𝑡ℎ𝑢̛̣𝑐 𝑝ℎ𝑎̂̉𝑚 𝑢̛𝑜̛́𝑐 𝑡𝑖́𝑛ℎ 𝑙𝑎̀ 1,1 𝑡𝑟𝑖𝑒̣̂𝑢 𝑛𝑔𝑢̛𝑜̛̀𝑖 𝑣𝑎̀𝑜 𝑛𝑎̆𝑚 2023, 𝑡ℎ𝑒𝑜 𝑅𝑒𝑢𝑡𝑒𝑟𝑠.

𝐶ℎ𝑢̛𝑎 ℎ𝑒̂́𝑡, 𝑛𝑔𝑎̀𝑛ℎ 𝑡𝑎̀𝑖 𝑐ℎ𝑖́𝑛ℎ, 𝑐𝑎́𝑐 𝑛𝑔𝑎̂𝑛 ℎ𝑎̀𝑛𝑔 𝑣𝑎̀ 𝑛ℎ𝑖𝑒̂̀𝑢 𝑙𝑖̃𝑛ℎ 𝑣𝑢̛̣𝑐 𝑘ℎ𝑎́𝑐 𝑐𝑢̉𝑎 𝑛𝑒̂̀𝑛 𝑘𝑖𝑛ℎ 𝑡𝑒̂́ 𝐶𝑎𝑛𝑎𝑑𝑎 𝑐𝑢̃𝑛𝑔 ℎ𝑢̛𝑜̛̉𝑛𝑔 𝑙𝑜̛̣𝑖 𝑡𝑟𝑢̛̣𝑐 𝑡𝑖𝑒̂́𝑝 𝑡𝑢̛̀ 𝑑𝑜̀𝑛𝑔 𝑑𝑢 ℎ𝑜̣𝑐 𝑠𝑖𝑛ℎ 𝑛𝑎̀𝑦 𝑘ℎ𝑖 𝑐𝑢𝑛𝑔 𝑢̛́𝑛𝑔 đ𝑢̉ 𝑙𝑜𝑎̣𝑖 𝑑𝑖̣𝑐ℎ 𝑣𝑢̣ 𝑘ℎ𝑎́𝑐 𝑛ℎ𝑎𝑢 𝑐ℎ𝑜 ℎ𝑜̣.

Vì sao Chính sách du học “Sáng nắng, chiều mưa”? – Tuổi Trẻ Online (tuoitre.vn)


Thị trường chứng khoán bị bán tháo

Hàn Lam/VNTB – 18/3/2024

VNTB – Thị trường chứng khoán bị bán tháo

(VNTB) – Thị trường đang chịu ảnh hưởng từ tin tức biến động ở hậu trường nhân sự thượng tầng khi sàn chứng khoán phiên đầu tuần đã rực màu… “máu”.

Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa trải qua một phiên giao dịch đầy căng thẳng. Đà rơi VN-Index “kịch tính” trong phiên sáng 18-3, sau đó giảm dần về cuối phiên chiều được kéo lên lại vùng 1.243 điểm, rớt hơn 20 điểm so với cuối tuần trước. Cả sàn HoSE có tới hơn 400 mã giảm điểm so với hơn 100 cổ phiếu giữ sắc xanh.

Tại thời điểm kết phiên sáng 18-3, VN Index giảm gần 36 điểm (2,84%) xuống chỉ còn hơn 1.227 điểm. Toàn sàn HoSE có 461 mã giảm, 38 mã tăng và 31 mã đứng giá. Bảng điện rổ VN30 bị nhấn chìm hoàn toàn trong sắc đỏ với 30/30 mã giảm. Theo thống kê, nhóm 30 mã của rổ VN30 đã khiến cho chỉ số “bốc hơi” gần 33 điểm. Trong đó, nhóm cổ phiếu tác động tiêu cực nhất là các mã ngân hàng như BID, CTG, TCB, VCB, MBB, VPB, ACB, TPB, STB, VIB, SHB, SSB.

Tuy nhiên, điểm tích cực của phiên sáng 18-3 là thanh khoản bật tăng mạnh với hơn 1 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng chỉ trong phiên sáng, tương đương giá trị giao dịch đạt 27.000 tỷ đồng.

Diễn biến trong phiên chiều, cổ phiếu VRE của Vincom Retail đã phản ứng tích cực với thông tin Vingroup chốt kế hoạch bán vốn. Cùng với thị trường, mã này có lúc điều chỉnh về 25.000 đồng nhưng sau đó đã hồi phục rất mạnh. Đóng cửa, VRE tăng kịch biên độ sàn HoSE lên 27.550 đồng với khớp lệnh 34,58 triệu đơn vị. Nhà đầu tư có phản ứng tích cực với thông tin Vingroup sẽ bán vốn tại Vincom Retail, qua đó không còn là tập đoàn mẹ của công ty này. Tin tức cũng cho biết, giao dịch dự kiến thực hiện từ tháng 3 năm nay và hoàn tất vào quý III.

Sau giao dịch, Công ty SDI, Công ty Sado và Công ty Vincom Retail sẽ không còn là công ty con của Vingroup. Tuy vậy, tập đoàn của tỷ phú Phạm Nhật vượng vẫn sẽ là cổ đông lớn của Vincom Retail sau giao dịch với 18,8% vốn cổ phần còn lại. Đại diện Vingroup cũng cho biết sau giao dịch Vincom Retail sẽ không thay đổi gì trong mô hình tổ chức, quản lý, vận hành, bởi tập đoàn mẹ sẽ ký hợp đồng quản lý với Vincom Retail. Theo đó Vingroup sẽ thay mặt Vincom Retail quản lý hoạt động của các trung tâm thương mại, quyền lợi của các khách thuê, chủ gian hàng tại các trung tâm thương mại vẫn được đảm bảo như đã cam kết theo các hợp đồng đã ký.

Công ty cổ phần Vincom Retail được thành lập vào ngày 11-4-2012, ban đầu có hình thức là công ty trách nhiệm hữu hạn. Sau một năm hoạt động, công ty này được tập đoàn mẹ Vingroup định hướng là đơn vị phát triển và vận hành hệ thống các trung tâm thương mại mang thương hiệu Vincom. Đến tháng 5-2013, công ty đã chuyển đổi mô hình hoạt động thành công ty cổ phần. Vincom Retail được giao quản lý và vận hành toàn bộ hệ thống trung tâm thương mại Vincom thuộc sở hữu của tập đoàn mẹ và các công ty thành viên. Pháp nhân này hiện là nhà phát triển bất động sản bán lẻ lớn nhất cả nước với 83 trung tâm thương mại trên khắp 44 tỉnh thành.

Bên cạnh sự việc trên, VIC cũng có pha đảo chiều ngoạn mục từ mức giá 43.900 đồng lên 46.100 đồng. Cổ phiếu Vingroup đóng cửa gần cao nhất phiên, tăng 3,8%.

Nhiều nhà quan sát liên tưởng đến phiên 18-8-2023, khi ấy VN-Index từng ghi nhận phiên giảm 55 điểm ngay sau khi VN-Index chinh phục bất thành mốc 1.250. Chỉ số đóng cửa dưới mốc 1.180 điểm cùng sắc đỏ áp đảo. Phiên này, khoảng 50 cổ phiếu bất động sản cùng nhau giảm sàn trong đó có VIC, NVL, PDR, KDH, DXG, DIG, CII, TCH, SJS, HQC, ITA, HPX, QCG, LDG, SCR, IDJ, TDH, NTL, HAR, L14, TIG, … Dư bán sàn tại các mã lớn đều từ ngưỡng 3 – 6 triệu đơn vị mỗi mã.

Đóng cửa phiên giao dịch đầu tuần, ngày 18-3-2024, VN-Index giảm 20,22 điểm về 1.243,56 điểm; trong khi HNX-Index giảm 2,86 điểm; còn UPCoM-Index về 90,32 điểm.


Báo Việt Nam im re về việc hoãn chuyến công du cấp nhà nước của  Đức Vua và Hoàng Hậu Hà Lan

Khánh Anh – 18/3/2024

VNTB – Báo Việt Nam im re về việc hoãn chuyến công du cấp nhà nước của  Đức Vua và Hoàng Hậu Hà Lan

 (VNTB) – Truyền thông chính thống Việt Nam vẫn im ắng đến lạ thường về chuyến đi của Đức Vua và Hoàng Hậu đã bị hoãn vào phút chót.

Chỉ 4 ngày trước chuyến đi đã được chuẩn bị công phu, nhà nước Việt Nam đã yêu cầu Đức Vua và Hoàng Hậu Hà Lan hoãn chuyến thăm cấp nhà nước đến Việt Nam vì “tình hình nội bộ”.

Đức Vua và Hoàng Hậu Việt Nam cùng phái đoàn dự kiến sẽ đến Việt Nam trong 3 ngày từ 19-22/03/2024 theo lời mời của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng. Lịch trình đã được xác định cụ thể, các đoàn tiền trạm  của Vương Quốc Hà Lan đã đến làm việc và khảo sát các địa phương mà phái đoàn sẽ đến thăm. Nhưng chuyến đi của Đức Vua và Hoàng Hậu đã bị hoãn vào phút chót. 

Nói về chuyến đi bị hoãn bất ngờ này, Quốc Vương Willem-Alexander không biết tại sao chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam, dự kiến ​​diễn ra vào tuần tới, lại bị hoãn. Quốc Vương  cho biết trong một cuộc phỏng vấn ngắn hôm thứ Sáu về việc này: “Chúng tôi rất lấy làm tiếc. Với nhân viên của chúng tôi, cũng như đại sứ quán và tổng lãnh sự quán tại Thành phố Hồ Chí Minh đã bỏ  hết công sức cả ngày lẫn đêm trong mấy  tháng qua cho chuyến thăm này thì đây là một sự thất vọng cực kỳ lớn.”

Dù là “hoàn toàn bất ngờ” với quyết định của Việt Nam, nhưng Quốc Vương Willem-Alexander vui mừng vì phái đoàn thương mại của các công ty Hà Lan vẫn tiếp tục đi Việt Nam và sẽ biết được lý do chuyến đi bị hoãn là gì. Quốc vương hi vọng sẽ có một chuyến thăm cấp nhà nước vào dịp khác. “Tôi tôn trọng yêu cầu của chính phủ Việt Nam vì họ có những lý do nội bộ cấp bách,” Quốc Vương Willem-Alexander cho biết.

Truyền thông Hà Lan và các hãng thông tấn lớn cùng các báo mạng tiếng Việt ở hải ngoại đã đưa tin về chuyến đi bị hoãn lại này với những đồn đoán về “ tình hình nội bộ” là gì. Trong khi đó, truyền thông chính thống Việt Nam vẫn im ắng đến lạ thường. Lạ hơn nữa là các bài viết về chuyến thăm cấp nhà nước này cũng bị gỡ ra khỏi mạng internet. 

Đài truyền hình Hà Lan NOS trích lời một phóng viên chuyên về châu Á rằng tình hình ở Việt Nam vẫn yên tĩnh dù là có một số nhà bất đồng chính kiến bị bắt hồi đầu năm nhưng không có bất ổn xã hội. Phóng viên này cũng không chắc liệu có phải là do sức khoẻ của ông Trọng bị suy giảm khiến chuyến thăm cấp nhà nước phải hủy bỏ hay không

Đúng là tình hình Việt Nam có vẻ vẫn yên ổn, nhưng đang có sóng ngầm dữ dội. 

Sau khi Bí thư tỉnh Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thuý Lan bị bắt cùng quan chức tỉnh Quảng Ngãi, Vĩnh Long do dính líu tới Tập đoàn Phúc Sơn của Nguyễn Văn Hậu, mạng xã hội đã dấy lên tin đồn ông chủ tịch nước đương nhiệm sẽ bị kéo theo. Tin đồn trên mạng Việt Nam luôn chưa bao giờ sai.

Facebooker Lê Nguyễn Hương Trà hôm 15/03/2024 đăng trên Facebook: “Câu lạc bộ Quảng Ngãi từng quen thuộc với người hâm mộ khi tham gia đều đặn tại các giải Hạng nhất, nhì quốc gia, nay vừa có ngôi sao gốc Vĩnh Long nộp đơn xin giải nghệ.” Không nêu đích danh nhưng ai cũng rõ ngôi sao gốc Vĩnh Long từng cs thời gian làm quan ở Quảng Ngãi ở đây là ai. Năm ngoái, Facebooker này cũng đưa tin tương tự về việc ông Nguyễn Xuân Phúc ngã ngựa vì Việt Á khi nói “ngôi sao CLB bóng đá Quảng Nam đã bị rút thẻ đỏ truất quyền thi đấu. Anh chuẩn bị rời sân, chấm dứt sự nghiệp cầu thủ nhà nghề.

Báo chí Việt nam đưa tin việc bắt bà Hoàng Thị Thuý Lan là minh chứng cho việc chống tham nhũng “không có vùng cấm”. Nhiều người phản đối, nhưng có lẽ đó là lời dự báo ông Thưởng sẽ bị buộc “ giải nghệ”.  Dư luận sẽ còn chờ đợi liệu ông Trịnh Đình Dũng có thoát tội hay không khi có tin đồn Phó thủ tướng có mối quan hệ không trong sáng với bà Hoàng Thị Thuý Lan và nhờ vậy mà bà Lan đã được lên như diều gặp gió trong một khoảng thời gian ngắn.

Trong Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023 của Ban Tổ chức Trung ương ngày 29/12/2022, ông Thưởng đã tỏ vẻ rất cứng rắn: “Phải đặt sức ép trong Đảng, xã hội để cán bộ từ chức khi có khuyết điểm.” Lần này ông từ chức, Đảng và nhà nước chắc cùng lắm cũng chỉ nói me mé là ông vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng rồi cho ông hạ cánh an toàn rồi thôi.

Cũng không lạ gì khi báo chí Việt Nam không dám hó hé gì về chuyến đi bị hoãn này của Quốc Vương và Hoàng Hậu Hà Lan. Đâu báo nhà nước nào dám nói khi Ban Tuyên giáo chưa bật đèn xanh về “ tình hình nội bộ” đang chưa rõ trắng đen. Những thông tin nào còn để lại, thì đó sẽ là thông tin tham khảo cho các thế lực thù địch nên buộc phải xoá là điều đương nhiên. 

Trong khi đó, mạng xã hội, người dân và giới quan sát nước ngoài vẫn tiếp tục suy đoán ông Thưởng đi rồi, ai sẽ có lợi nhất ở đây. Ai sẽ có can đảm ngồi tiếp ghế Chủ tịch nước có huông xấu mấy năm nay?


Mỹ tài trợ gần 3 triệu USD để bảo vệ sinh thái ven biển Đồng bằng sông Cửu Long 

16/03/2024 – VOA Tiếng Việt 

USAID và đối tác khởi động dự án bảo vệ hệ sinh thái ven biển Đồng bằng sông Cửu Long, ngày 15/3/2024. Photo USAID Vietnam.

USAID và đối tác khởi động dự án bảo vệ hệ sinh thái ven biển Đồng bằng sông Cửu Long, ngày 15/3/2024. Photo USAID Vietnam. 

Chính phủ Hoa Kỳ và các đối tác Việt Nam vừa khởi động dự án mới có giá trị gần 3 triệu USD nhằm bảo vệ sinh thái ven biển và tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long.

Dự án trị giá 2,9 triệu USD do chính phủ Hoa Kỳ tài trợ sẽ hoạt động nhằm giảm thiểu các mối đe dọa đối với đa dạng sinh học và nghề cá ven biển, đồng thời tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu của vùng ven biển tại khu vực này, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) cho biết trong một thông báo hôm 15/3.

Tại thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, Phái đoàn Hoa Kỳ tại Việt Nam thông qua USAID cùng đại diện của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long khởi động dự án Bảo tồn môi trường sống ven biển Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), theo truyền thông trong nước.

“Việc khởi động dự án ngày hôm nay góp phần thúc đẩy ưu tiên chung của chúng tôi với Việt Nam nhằm tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu tại khu vực ĐBSCL, nơi đóng vai trò rất quan trọng nhưng ngày càng dễ bị tổn thương, đồng thời đóng góp vào quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ”, Giám đốc USAID Việt Nam Aler Grubbs phát biểu tại sự kiện.

Thông qua dự án mới này, chính phủ Mỹ sẽ hỗ trợ Việt Nam phục hồi và bảo tồn đa dạng sinh học khu vực ven biển, tăng cường công tác quản lý bền vững nguồn lợi biển nhằm giảm thiểu tình trạng đánh bắt cá bất hợp pháp, đồng thời nâng cao khả năng chống chịu cho các cộng đồng địa phương ven biển trước tác động của biến đổi khí hậu.

Dự án được thực hiện phối hợp với các đối tác là các cơ quan trung ương của Việt Nam, chính quyền địa phương, doanh nghiệp, ban quản lý các khu bảo tồn biển, các đối tác phát triển và cộng đồng ngư dân, vẫn theo USAID.

ĐBSCL và các hệ sinh thái ven bờ là nơi tập trung của 70% rừng ngập mặn và 90% diện tích thảm cỏ biển tại Việt Nam, nơi có môi trường thuận lợi để phát triển nguồn lợi thủy sản phong phú. Tuy nhiên, những khu vực sinh cảnh này và nhiều loài thuỷ sản có giá trị thương mại quan trọng như cá vược và cá hồng phải đối mặt với nhiều mối đe dọa gây tác động lâu dài đến sinh kế và cuộc sống nơi đây, theo thông tin từ của USAID.

Các đánh giá của USAID cho thấy khu vực ĐBSCL dễ bị tổn thương nhất trước biến đổi khí hậu. Người nông dân nơi đây phải đương đầu với những tác động như xâm nhập mặn và xói mòn đất. Mực nước biển dâng cao 1 mét theo kịch bản vào năm 2100 có thể nhấn chìm 40% diện tích ĐBSCL. Tương lai của khu vực ngày càng trở nên bất ổn hơn khi những người trẻ rời đi để tìm việc làm ở nơi khác.

Nhằm giải quyết những thách thức này, trong thời gian qua USAID hợp tác với Việt Nam trong nhiều dự án toàn diện nhằm tăng cường sức chống chịu ở khu vực có vai trò quan trọng nhưng ngày càng dễ bị tổn thương.

Trước đó, hôm 14/3, phái đoàn ngoại giao Mỹ tại Việt Nam, thông qua USAID, phối hợp với chính quyền tỉnh Bạc Liêu tổ chức lễ khởi động một dự án hỗ trợ người khuyết tật do USAID tài trợ, giúp mở rộng các dịch vụ phục hồi chức năng và hỗ trợ sinh kế cho người khuyết tật cũng như cải thiện hoạt động phát hiện sớm khuyết tật ở trẻ nhỏ.

Dự án này có ngân sách 1,15 triệu USD và được thực hiện bởi đối tác lâu năm của USAID là Hội Trợ giúp người khuyết tật Việt Nam (VNAH) trong thời gian từ năm 2023 đến tháng 10/2025.


Print Friendly, PDF & Email